Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Doanh nghiệp lo tăng chi phí
Nhìn thẳng vào thực tế hoạt động hiện nay của DN, với quy định tính luỹ tiến tiền lương làm thêm giờ, DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đẩy chi phí nhân công lên cao... Ảnh: Hương Dịu. |
Cùng chung mối lo ngại
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 6 Hiệp hội gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã lần đầu tiên cùng nhau kiến nghị về một số quy định trong Dự thảo luật và lo ngại nếu các quy định này được áp dụng sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
VCCI và các Hiệp hội đại diện cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị xem xét tăng mức thời giờ làm thêm tối đa hàng năm từ 200 giờ lên 300 giờ (đối với các ngành nghề bình thường). Riêng đối với một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có thể tăng số giờ làm thêm từ 400 giờ lên 500 giờ với điều kiện là có nhu cầu kinh doanh chính đáng như các ngành nghề phục vụ xuất khẩu, phục vụ đơn hàng… và được sự đồng ý của người lao động đối với công việc làm thêm giờ. Về tiền lương làm thêm giờ, doanh nghiệp kiến nghị không quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ để có thể đảm bảo tính cạnh tranh với các quốc gia khác.
Về quy định giờ làm việc trong tuần, các doanh nghiệp kiến nghị không giảm thời giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, giữ nguyên số giờ làm việc tiêu chuẩn như hiện nay là 48 giờ/tuần.
Về thời hạn của Giấy phép lao động tối đa 2 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 2 năm, các doanh nghiệp xin kiến nghị giữ nguyên quy định như Luật hiện hành, không hạn chế số lần gia hạn Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài như trong dự thảo. Đồng thời nâng thời hạn cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài từ 2 năm lên 3 năm.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị giữ nguyên định nghĩa về tiền lương như quy định tại Bộ luật hiện hành, là "khoản tiền" mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Đồng thời, bỏ quy định "doanh nghiệp bố trí cho toàn bộ công nhân viên nghỉ 1, 2 ngày để thực hiện quyền công đoàn" vào trong Dự thảo luật.
Đội chi phí lên hàng tỷ đồng
Cho ý kiến về vấn đề làm thêm giờ và tiền làm thêm giờ, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, nhìn thẳng vào thực tế hoạt động hiện nay của doanh nghiệp, với quy định tính lũy tiến lương làm thêm giờ như dự thảo đề xuất, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đẩy chi phí nhân công lên cao, giá thành sản phẩm theo đó cũng tăng vọt. Bởi nếu tính lũy tiến tiền lương làm thêm giờ, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 90% tổng số doanh nghiệp hiện nay) sẽ là những đối tượng chịu tác động trực tiếp, làm cho năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước giảm mạnh. Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử, tác động sẽ nhiều nhất. Chính vì vậy, nên giữ nguyên quy định về tiền lương làm thêm giờ như hiện nay.
Cũng đồng tình với ý kiến của đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, theo tính toán của VASEP, nếu giảm giờ làm việc như hiện nay từ 48 giờ xuống còn 44 giờ/tuần, các doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm chi phí cho 4 giờ/tuần từ thời gian làm việc bình thường sang trả lương theo giờ làm thêm. Với mức, trả lương giờ làm thêm là 150% với làm thêm ngày thường, 200% với ngày nghỉ và 300% ngày lễ, Tết ước tính, một doanh nghiệp thuỷ sản quy mô 2.000 lao động sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, giờ làm việc trong khoảng 40 - 44 giờ/tuần đa phần thuộc các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, còn các nước đang phát triển và phần lớn các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc ở mức 48 giờ/tuần.
“Tính chất hoạt động của doanh nghiệp thuỷ sản là sản xuất phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khai thác từ ngư dân, có tính mùa vụ và sản phẩm về nhà máy là phải chế biến ngay, thậm chí, có doanh nghiệp còn vi phạm quy định về giờ làm thêm để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng bằng máy bay. Do đó, không thể tháng nào cũng như tháng nào mà áp trần giờ làm việc bình thường 44 giờ/tuần, mức trần làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ/tháng, và áp cả khung giờ làm thêm là 400 giờ/năm (đối với những ngành nghề đặc biệt). Như vậy, việc Dự thảo luật đưa ra ba mức trần giờ làm thêm là làm khó nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thâm dụng nhiều lao động, khiến doanh nghiệp Việt không khác gì cảnh chịu cảnh “một cổ ba tròng’”, đại diện VASEP nêu quan điểm.
Bà Đỗ Thuý Hương, Hiệp hội Điện tử Việt Nam: Bản thân các doanh nghiệp không hề có mong muốn tăng ca, làm thêm giờ vì tiền trả lên đến hơn 200- 300% lương, nhưng do lĩnh vực điện tử yêu cầu lao động phải có tay nghề, do đó khó tuyển lao động, bắt buộc phải tăng giờ làm thêm. Với cách tính luỹ tiến như Dự thảo luật sẽ làm thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Điều này không phù hợp với ý nghĩa của việc sửa đổi Bộ luật Lao động là hài hòa các mối quan hệ, chưa có sự công bằng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Đáng chú ý, trong quá trình tuyển dụng lao động có đến 99% công nhân ở khu công nghiệp có nguyện vọng làm thêm giờ. Hầu hết công nhân đến tuyển dụng đều hỏi có được làm thêm giờ không, nếu doanh nghiệp không làm thêm giờ thì họ sẽ không ứng tuyển, bởi nhu cầu lao động của họ cao và có nhu cầu kiếm thêm tiền, vì lương hiện nay vẫn còn thấp. Bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam: Thực tế hiện nay, tại một số nhà máy, bộ phận bảo trì, sửa chữa máy móc nhà xưởng bắt buộc phải làm việc vào cuối tuần để ngày thường công nhân sản xuất. Do đó, nếu tính mức lương lũy tiến lên đến 400%, doanh nghiệp sẽ không chịu nổi. Nếu quy định giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, bắt buộc 56 doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội sẽ phải tuyển 30.000 lao động để bù đắp cho giờ làm giảm từ 44 giờ. Trong khi đó, để tuyển dụng được 1 lao động có tay nghề đã khó khăn, nếu phải tuyển dụng đến 30.000 lao động là điều không thể. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics