Dự đoán năm 2016: Khủng hoảng tài chính mới vẫn hiện hữu
Theo giới phân tích, năm 2016 sẽ là năm có sự phân hóa về tăng trưởng kinh tế trên thế giới với hai xu hướng: Một là củng cố sự phục hồi của các nước phát triển với mức tăng trưởng trung bình khoảng 2% so với mức trung bình chỉ hơn 1% trong giai đoạn 2010-2014; và hai là sự giảm tốc mạnh ở các nước mới nổi với mức tăng trưởng giảm chỉ còn khoảng 2,4% so với mức trung bình 5% giai đoạn 2010-2014.
Sau giai đoạn khủng hoảng, các nước phát triển đã cơ bản thoát khỏi khủng hoảng, đang trong giai đoạn phục hồi và có sự phục hồi chắc chắn hơn trong năm 2016. Các chỉ số kinh tế gần đây của Mỹ đều khả quan từ tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, lạm phát, thất nghiệp và tạo việc làm. Nhờ các chỉ số kinh tế tốt nên, Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) của Mỹ mới đây đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% và có thể tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2016 và các năm tiếp theo. Dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2016 có thể đạt trên 3%.
Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) được coi là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế thế giới 2016, bởi đây là khu vực duy nhất sở hữu tiềm năng tăng trưởng ổn định. Năm 2015, tăng trưởng chung của Eurozone đạt khoảng trên 1% và các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), IMF và giới chuyên gia đều nhận định trong năm 2016, eurozone sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn. Với việc ECB mới gia hạn gói nới lỏng định lượng tiền tệ ít nhất tới hết tháng 3-2017, eurozone càng có thanh khoản tài chính dồi dào để đầu tư phát triển.
Trong khi đó, các nước mới nổi sẽ phải hứng chịu nhiều sức ép trong năm 2016. Cùng với khó khăn từ năng lực nội tại yếu, sự suy giảm tăng trưởng của các nước mới nổi chịu nhiều tác động từ sự kết hợp của ba khó khăn lớn. Thứ nhất, sự giảm giá của các loại nguyên liệu đầu vào gây bất lợi cho cả các nhà sản xuất, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Thứ hai, sự bất ổn gây ra bởi việc FED nâng lãi suất sau gần chục năm giữ lãi suất cơ bản ở mức gần bằng 0 có thể gây ra làn sóng rút vốn tại các nước mới nổi về Mỹ. Thứ ba, những hậu quả của khả năng Trung Quốc “hạ cánh cứng” đối với các nước láng giềng và các nước cung cấp nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc.
Sự đối lập về tăng trưởng giữa các nước phát triển và các nước mới nổi có thể ấn định mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 2%. Điều này cũng phản ảnh logic của việc tái tập trung của các tập đoàn đa quốc gia về các nước phát triển và sự hy vọng bền lâu vào sự phát triển của phương Tây cũng như xu hướng tái cấu trúc tại các nước mới nổi và xu hướng dòng vốn từ các nước phương Nam trở về phương Bắc. Dự báo tăng trưởng có sự thay đổi theo khu vực địa lý. Trong số các nước mới nổi, khu vực Nam Mỹ là đáng lo ngại nhất vì chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng giảm giá của các loại nguyên liệu đầu vào, sự suy giảm sản lượng xuất khẩu. Theo đó, Brazil có thể rơi vào giảm phát. Ở châu Âu, Nga được dự báo tiếp tục có một năm giảm phát nghiêm trọng với mức tăng trưởng âm (-4,7%).
Kịch bản về cuộc khủng hoảng tài chính mới ở các nước mới nổi vẫn luôn hiện hữu. Việc FED nâng lãi suất cơ bản và phát đi tín hiệu sẽ thực hiện dần chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ dẫn đến nguy cơ diễn ra một làn sóng rút vốn, thoái vốn và chạy vốn tại các nước mới nổi về Mỹ. Tình hình kinh tế tăng trưởng thấp tại các nước này sẽ dẫn đến nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ mới.
Tuy nhiên, một số nước mới nổi ở châu Á có thể tận dụng giai đoạn giá nguyên liệu đầu vào thấp để kích thích tăng trưởng (trường hợp của Ấn Độ), còn các nước phát triển được lợi từ việc giá nguyên liệu đầu vào giảm, lãi suất ở mức rất thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng ở châu Âu.
Tin liên quan
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan