Dự án FDI đang ngày càng “còi cọc"?
Quy mô dự án giảm dần
Về kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong quý I/2018, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 5,8 tỷ USD, con số này giảm 25% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đáng nói, trong 3 tháng qua Việt Nam chưa thu hút được dự án tỷ đô nào. Đứng đầu danh sách dự án lớn được cấp phép trong quý I lại là hai dự án điều chỉnh tăng vốn, trong đó Dự án Nhà máy LG Innitek Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 501 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn thêm 260 triệu USD. Ba dự án còn lại trong danh sách 5 dự án FDI lớn của năm 2018: Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram tổng vốn đầu tư 150 triệu USD do Singapore đầu tư tại Ninh Thuận với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo là dự án thu hút mới, hai dự án còn lại cũng là dự án điều chỉnh tăng vốn. Đó là Dự án Công ty TNHH Kefico Việt Nam, tại Hải Dương điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 120 triệu USD và Dự án Công ty TNHH Vina Cell Technology tại Bắc Giang điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD. Xu thế giảm của quý I/2018, khác so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2017, Việt Nam thu hút được 7,71 tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đóng góp đáng kể vào thành tích này là Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2018 cả nước có 618 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,12 tỷ USD, bằng 72,7% so với cùng kỳ năm 2017. Liên quan đến con số thu hút FDI và dấu ấn của FDI trong tăng tưởng kinh tế quý I, GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra một thực tế là kết quả tổng kết GDP do Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố không nhắc đến số vốn đăng ký tính theo từng dự án. Sở dĩ đề cập đến vấn đề này, theo GS Nguyễn Mại, nếu như năm 2014 số vốn bình quân trên một dự án FDI đăng ký là 10,43 triệu USD, thì đến năm 2018 con số này chỉ còn 3,5 triệu USD/dự án. Như vậy, quy mô vốn bình quân đăng ký của một dự án đầu tư nước ngoài càng ngày càng nhỏ đi, và năm 2018 chỉ bằng 30% của năm 2014, trong đó rất nhiều dự án có quy mô 1-2 triệu USD, mà với quy mô vốn này theo GS Nguyễn Mại, DN tư nhân trong nước hoàn toàn có thể làm được.
Đồng tình với nhận định của GS Nguyễn Mại, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, phải chăng có điều này là do mình chưa tận dụng được những DN, những nhà đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam để nâng cao công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tính lan tỏa. Ông cũng cho rằng, với những dự án nhỏ thì nên để cho DN Việt Nam làm vì thực tế là DN Việt có thể làm tốt, đây là điều cần chú ý trong thời gian tới. Ông Toàn cũng nhấn mạnh, trong 3 tháng đầu năm, điểm đáng chú ý là số dự án thu hút được nhiều hơn nhưng vốn bình quân lại thấp, song hiện nay mới chỉ qua một quý nên cũng chưa đánh giá được gì nhiều. Trong quý I chưa có những dự án lớn vì thế thu hút FDI nhìn chung thấp hơn năm 2017, nhưng chỉ cần một vài dự án “tỷ đô” thì sẽ thúc đẩy thu hút FDI tăng rất nhanh.
Không xúc tiến đầu tư kiểu đại trà
Trước lo ngại dự án nhỏ có thể không đảm bảo về công nghệ, môi trường, ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng vấn đề này phải nghiên cứu cụ thể trên từng dự án, vì có những dự án của Nhật Bản đầu tư trồng rau tại Đà Lạt có quy mô rất nhỏ nhưng công nghệ tốt. Lý giải một phần nguyên nhân có nhiều dự án FDI nhỏ vào Việt Nam, lấy dẫn chứng từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết, Samsung hiện là nhà đầu tư lớn nhất, nhưng nếu chia trung bình vốn đầu tư trên từng dự án thì cũng tương đối thấp, vì DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trên phổ rộng, trải trên nhiều lĩnh vực và theo “mô hình đàn sếu” gồm DN lớn dẫn theo các DN nhỏ.
Bên cạnh những băn khoăn liên quan đến vốn đăng ký thấp thì thu hút FDI quý I cũng có tín hiệu tích cực. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, một tín hiệu tích cực từ khu vực FDI chính là giải ngân vốn FDI tăng. Uớc tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,88 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017. Điều này cho thấy môi trường đầu tư đã được cải thiện tốt hơn và nguồn vốn FDI đẩy vào sản xuất kinh doanh càng nhiều sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Để cải thiện thu hút FDI, GS Nguyễn Mại cho rằng, chúng ta phải thay đổi tư duy trong thu hút đầu tư nước ngoài. “Đề nghị cần thay đổi cơ bản về định hướng đầu tư nước ngoài, không thể tiếp tục đầu tư theo kiểu “ông vào, tôi xem xét ông có gì và chấp nhận” mà phải thu hút đầu tư theo kiểu “chủ động tìm đến nhà đầu tư đối với những dự án mà Việt Nam chưa làm được, cần FDI vào làm”, nghĩa là phải “xúc tiến đầu tư có mục tiêu chứ không phải xúc tiến đầu tư theo kiểu đại trà”. Bên cạnh đó, cần thay đổi chính sách thu hút đầu tư, không phải chỉ là ưu đãi về thuế là chủ yếu như hiện nay mà chỉ cho ưu đãi về thuế khi DN đã hoàn thành tiềm năng về đầu tư, nghĩa là gắn với hiệu quả đầu tư. “Chúng ta cần nâng cao chất lượng đầu tư FDI, gắn kết FDI và DN tư nhân để tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nếu làm được thì tăng trưởng rất nhanh. Mô hình điển hình là Samsung hiện có 225 nhà cung ứng trong đó có 25 nhà cung ứng cấp 1 và đến 2020 phấn đấu có 54 nhà cung ứng cấp 1. Chúng ta cũng phải yêu cầu các nhà đầu tư khác theo mô hình này”, GS Nguyễn Mại nói.
Đánh giá về thu hút FDI trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng, Hiệp định CPTPP đã ký và khả năng sẽ đem lại nhiều tín hiệu tốt giúp thu hút được luồng vốn đầu tư có chất lượng hơn. Trong 11 quốc gia tham gia CPTPP có 3 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia. Hiện nay Thái Lan cũng đang “đánh tiếng” muốn gia nhập tổ chức này và Mỹ cũng có khả năng quay lại nhưng nếu quay lại họ cũng sẽ có những điều kiện của họ vì Mỹ chiếm tới 60% GDP trong toàn khối. Nếu Mỹ quay lại thì Việt Nam rất có lợi vì thị trường XK dệt may vào Mỹ của Việt Nam rất lớn, đặc biệt là khi các dòng thuế giảm theo cam kết. Các chuyên gia cũng khuyến cáo năm 2018 cũng như thời gian tới Việt Nam cần có sự chọn lọc tốt hơn trong thu hút FDI khi đã có CPTPP.
Tin liên quan
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK