Đông Nam Á và bài toán già hóa dân số
Những quốc gia thu thuế thấp nhất ở Đông Nam Á Giải pháp nào ứng phó già hóa dân số? Già hóa dân số tác động kinh tế toàn cầu |
Dự báo Nhật Bản cần 6,74 triệu lao động nhập cư vào năm 2040 |
Tại Đông Nam Á, lợi ích từ dân số đông đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng mạng lưới an sinh xã hội vẫn chưa hoàn thiện ở nhiều quốc gia. Dù tuổi nghỉ hưu sớm nhưng chỉ 25% tổng dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) được hưởng lương hưu nhà nước. Với việc nhân khẩu học ngày càng cạn kiệt, nhiều quốc gia đã chịu áp lực phải củng cố mạng lưới an sinh xã hội để đảm bảo phúc lợi cho người già.
Tình trạng thiếu lao động ở Đông Nam Á mang tính chất cơ cấu và do đó có thể kéo dài. Liên hợp quốc ước tính, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở 11 quốc gia trong khu vực đạt đỉnh 68% vào năm 2023. Tỷ lệ này đã đạt đỉnh ở Thái Lan vào năm 2013. Tại Indonesia, quốc gia có dân số 270 triệu người, lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới, tỷ lệ này dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, chấm dứt thời kỳ lợi tức dân số đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2019, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên trong khu vực là 7%, ngưỡng được coi là “xã hội già hóa”. Tỷ lệ này dự kiến sẽ đạt 14% vào năm 2043, đưa khu vực này vào nhóm "già".
Trong khi tình trạng già hóa xã hội dường như không thể tránh khỏi thì nhiều quốc gia Đông Nam Á lại chưa có sự chuẩn bị tốt. Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á có độ tuổi nghỉ hưu sớm - như 55 tuổi đối với người lao động bình thường ở Thái Lan và Malaysia. Chuyên gia Shotaro Kumagai thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết các nước Đông Nam Á cũng chậm trong việc kết hợp bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng tốt và các chương trình khác cho người già. Gánh nặng tài chính đối với chính phủ và các hộ gia đình có nguy cơ tăng mạnh trong tương lai.
Những thay đổi về nhân khẩu học ở Đông Nam Á có thể có tác động sâu sắc ở nước ngoài. Việt Nam là nguồn cung cấp lao động nước ngoài lớn nhất cho Nhật Bản, với khoảng 520.000 người Việt Nam làm việc tại nước này vào tháng 10/2023, khi số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản lần đầu tiên vượt quá 2 triệu người. Philippines là nguồn lao động lớn thứ ba, với 230.000 người Philippines làm việc tại Nhật Bản.
Giáo sư kinh tế và Phó Chủ tịch Đại học Meiji Hisakazu Kato nhận định các nước Đông Nam Á sẽ không đủ khả năng đưa lao động đến Nhật Bản nếu họ đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Nếu các quốc gia ở Đông Nam Á bị cản trở bởi lực lượng lao động giảm sút, thì có rất ít hy vọng khu vực này sẽ dẫn đầu thế giới cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.
Đông Nam Á đang phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc đối phó với tình trạng dân số già đi nhanh chóng và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tin liên quan
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chông gai đón đợi nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
11:28 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
07:30 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics