Dồn dập giảm lãi suất, ai hưởng lợi?
Ngân hàng đang cố gắng để giảm lãi suất, tạo điều kiện cho nền kinh tế. Ảnh: ST |
Lãi suất còn dư địa giảm
Trong văn bản chỉ đạo triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN về tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh. Vì thế, sang tháng 8, biểu lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã được điều chỉnh giảm từ 0,1-0,5%/năm.
NHNN đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND của tổ chức tín dụng có xu hướng giảm. Hiện, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, cao nhất là 7,3%/năm cho kỳ trên 12 tháng. Theo các chuyên gia, bối cảnh thanh khoản dồi dào cùng lạm phát thuận lợi là cơ sở để lãi suất tiền gửi có thể duy trì đà giảm giảm. Điều này cũng giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay giảm theo, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 5%/năm.
Bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán KB (KBSV) dự báo, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay kỳ vọng tiếp tục giảm trong thời gian tới với 3 yếu tố chính: kì vọng điều chỉnh lãi suất điều hành; thanh khoản trong hệ thống dự báo tiếp tục dư thừa trong 6 tháng cuối năm và NHNN dự kiến sẽ cho phép giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giúp giải tỏa áp lực cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Ngân hàng được lợi?
Vào đầu tháng 8, NHNN đã lần thứ ba trong năm đưa ra quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành, với mức điều chỉnh 0,2-0,5%/năm. Nhưng BVSC cho rằng, các quyết định này nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm chi phí hoạt động cho NHNN. Điều này đồng nghĩa thu nhập của các ngân hàng thương mại từ tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại NHNN theo đó sẽ bị giảm theo. Tuy nhiên, thực tế là tác động này cũng không đáng kể do mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hiện nay ở mức thấp, chỉ khoảng 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 năm và 1% đối với khoản tiền gửi trên 1 năm.
Về lý thuyết, với đà giảm của lãi suất như nêu trên, nền kinh tế sẽ hưởng lợi, nhất là với những DN đang cần vay vốn. Theo NHNN, đến ngày 13/7/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 272 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 210 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 1,17 triệu tỷ đồng cho hơn 247 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Mặc dù vậy, nghịch lý là tăng trưởng tín dụng cho đến nay vẫn ở mức rất thấp. Số liệu cập nhật tính đến ngày 28/7 cho thấy tăng trưởng tín dụng mới chỉ ở mức 3,45% so với cuối năm 2019, tức không cải thiện nhiều so với mức 3,26% hồi cuối tháng 6, trong khi cùng kỳ năm trước tăng tới 7,13%.
Nhưng có lẽ, tác động lớn nhất là với người chọn kênh đầu tư gửi tiết kiệm lấy lãi ngân hàng. Theo PGS -TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (Học viện Ngân hàng), mức lãi suất tiết kiệm này là mức lãi suất thấp kỷ lục tại các ngân hàng thương mại. Với mức lãi suất huy động như hiện nay, người dân có thể sẽ hưởng lợi ít hơn, tương đương với mức mất giá của tiền đồng, thậm chí còn "âm". Do đó, người dân nên chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm kỳ hạn dài hoặc gửi online để hưởng lãi suất cao hơn tại quầy từ 0,2-0,3%.
Tất nhiên, “mặt trái” của vấn đề là sẽ khiến dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hay trái phiếu Chính phủ, bất động sản. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, kênh đầu tư gửi tiết kiệm vẫn an toàn và ít biến động nhất, nên có chăng sẽ chỉ là dòng vốn dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ ngân hàng lãi suất thấp sang ngân hàng có lãi suất cao. Những vấn đề này cho thấy, chính sách tiền tệ của NHNN đã được điều hành ổn định và đi đúng hướng, nên điều quan trọng trong những tháng cuối năm là phải tháo dỡ các rào cản tiếp cận vốn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, thay vì quá tập trung vào vấn đề giảm lãi suất.
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics