Đổi mới sáng tạo – hành trang để doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
“Chắp cánh” cho nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong quản lý chất lượng sản xuất - hành trang tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” được tổ chức tại Hà Nội ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, các doanh nghiệp quân đội ngày càng khẳng được vị trí tiên phong và trở thành đầu tàu kinh tế quan trọng của đất nước trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ, thương mại, tài chính, dầu khí, vận tải… Đồng thời, chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu; sáng tạo nhiều giải pháp, công nghệ mới và được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu chi phí, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó có thể kể đến: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) - một trong 50 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới và tiếp tục là thương hiệu số 1 tại Việt Nam cũng như một số quốc gia khác mà Viettel đã đầu tư; Nhà máy Z199, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; Tổng công ty Ba Son; Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn; Tổng Công ty Thành An; Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam; Công ty TNHH MTV 76; Tổng Công ty Gaet,…
Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, cuộc CMCN 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030 duy trì xếp hạng về chỉ số GII thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.
Song để thực hiện hóa các mục tiêu đó, các ý kiến tại hội thảo cho rằng, Việt Nam cần có những doanh nghiệp mạnh, có vai trò đầu tàu dẫn dắt, kết nối với các doanh nghiệp khác trở thành các doanh nghiệp vệ tinh tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Do vậy, thời gian qua, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã “chắp cánh” cho nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua các hoạt động như phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam; phối hợp với Google tổ chức chương trình Google for Startups; phối hợp với Do Ventures và Forbes tổ chức Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam; phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; cũng như tổ chức các hoạt động thường niên để kết nối các thành tố trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo: Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo, Diễn đàn Qũy Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Vietnam Ventures Summit…
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Hiệp hội Doanh nghiệp Quân đội ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: MPI |
Mới chỉ tập trung giải quyết phần ngọn
Đề cập đến những điểm yếu của doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung giải quyết những khía cạnh thuộc “phần ngọn”, hơn là tập trung giải quyết các khía cạnh tiền đề, thuộc về năng lực nền tảng, tạo tác động dài hạn như xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; làm chủ công nghệ, đổi mới sáng tạo chất lượng sản phẩm... nhằm nâng cao khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như đang có nhiều lợi thế để đón dòng vốn dịch chuyển của các tập đoàn đa quốc gia.
“Vì vậy, yêu cầu nâng cao khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho các doanh nghiệp được đặt ra một cách cấp thiết, nhằm tận dụng tối đa các cơ hội đưa Việt Nam trở thành một trong những ‘công xưởng’ sản xuất của thế giới”, Thượng tướng Vũ Hải Sản nhấn mạnh.
Thông tin về những cơ hội và tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Michael Vũ Nguyễn, Tổng giám đốc Boeing Việt Nam cho biết, tập đoàn này đã cung cấp 220 máy bay trong 28 năm kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài cung ứng máy bay, doanh nghiệp đa quốc gia trên cũng đang tích cực tìm kiếm các công ty Việt Nam để mở rộng chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện mới có 6 doanh nghiệp Việt đảm nhận cung cấp linh kiện, chi tiết và phần mềm cho Boeing. Trong đó, Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel đang là nhà cung ứng cấp 3 cho ông lớn ngành hàng không vũ trụ. Trong thời gian tới, Tổng giám đốc Boeing Việt Nam mong muốn phía Viettel có thể chuyển từ cung ứng cấp 3 lên cung ứng cấp 1, cung cấp trực tiếp cho Tập đoàn Boeing. Đồng thời, sẽ hợp tác, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp quân đội nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong quản lý chất lượng sản xuất, đáp ứng khả năng cạnh tranh và đưa Việt Nam trở thành điểm đến để đón dòng vốn dịch chuyển của các tập đoàn lớn.
Cũng tại sự kiện đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị: NIC và AME; NIC và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Đây là cột mốc quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thành viên trong hai hệ sinh thái. Sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra sức bật cho các doanh nghiệp quân đội và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của NIC, liên kết kinh doanh, mở rộng mạng lưới đổi mới sáng tạo, tạo ra sự cộng hưởng thương hiệu lớn, cùng phát triển thương hiệu quốc gia vươn tầm thế giới. |
Tin liên quan
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK