Facebook Twitter youtube Tiktok

Số hóa trong truy xuất nguồn gốc: Bệ đỡ cho nông sản tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

(HQ Online) - Hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, giúp kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt trên 53,22 tỷ USD. Tuy nhiên, để nhanh chóng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nông sản Việt cần đảm bảo yêu cầu, quy định đưa ra từ phía nước nhập khẩu, trong đó, có vấn đề thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải đảm bảo cơ chế truy xuất nguồn gốc
Siết chặt quản lý mã số truy xuất nguồn gốc
Thiếu truy xuất nguồn gốc: Nông sản đừng mơ vào Trung Quốc
Quy định mới về truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ là cái tem

Tại diễn đàn "Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các đơn vị tổ chức ngày 28/2, ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh, truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp.

“Quản lý nhà nước trong vấn đề truy xuất nông sản là phục vụ, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, nâng cao tính minh bạch, giải trình cho ngành hàng, quyền lợi của nông dân… Với những giá trị đó, hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ là cái tem, mà đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng và rộng ra là tính giải trình của nền nông nghiệp”, ông Nguyễn Quốc Toản khẳng định.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Toản, hiện Việt Nam có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, 14.200 doanh nghiệp nông nghiệp, 7.500 cơ sở chế biến nông nghiệp, 9.400 siêu thị và chợ hạng 1… Đây là các dữ liệu cấu thành big data của ngành nông nghiệp. Do đó, truy xuất nguồn gốc phải tổng thể và rất cụ thể. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn có quá nhiều cấu phần, chỉ tính riêng khâu sản xuất đã rất nhiều. Ngành nông nghiệp xác định sẽ xây dựng kiến trúc, công nghệ có lộ trình. Việc áp dụng sẽ ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch, cùng với đó là quan tâm thị trường nội địa.

Đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, Hệ thống Truy xuất nguồn gốc (TXNG) của Bộ NN& PTNT đang được cài đặt và vận hành chính thức tại Bộ tại địa chỉ truy cập: http://checkvn.mard.gov.vn/ Hệ thống đã xây dựng được 3 phân hệ chính gồm: Cổng thông tin TXNG; Hệ thống quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu về TXNG dành cho đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; Cho phép khai thác sử dụng bằng ứng dụng trên thiết bị di động trong việc tìm kiếm, truy vết, tra cứu thông tin nguồn gốc sản phẩm.

Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống TXNG của 8 tỉnh, thành phố và có hơn 3.964 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của 16.987 sản phẩm nông sản thực phẩm.

So sánh với hệ thống Dịch vụ công Quốc gia, ông Nam cho rằng, để hệ thống TXNG tại Bộ NN-PTNT hoạt động thực sự hiệu quả, rất cần sự kết nối, dẫn dắt của Cổng TXNG Quốc gia. Do đó, đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp kiến nghị, TXNG nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung cần được xây dựng, phát triển theo hướng kết nối, liên thông và tập trung.

Chất lượng là yếu tố quyết định cho nông sản xuất khẩu bền vững vào các thị trường. Ảnh: N.H
Nguyên tắc để quản lý truy xuất nguồn gốc là chúng ta kiểm soát toàn bộ thông tin từ trang trại, vườn trồng đến sơ chế, đóng gói, chế biến, lưu kho, vận chuyển, phân phối và tiêu dùng. Ảnh: N.H

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên tắc để quản lý truy xuất nguồn gốc là chúng ta kiểm soát toàn bộ thông tin từ trang trại, vườn trồng đến sơ chế, đóng gói, chế biến, lưu kho, vận chuyển, phân phối và tiêu dùng. Để đảm bảo điều đó, Cục Bảo vệ thực vật đã đưa ra toàn bộ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc vi phạm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thực phẩm thực vật). Theo đó, vườn trồng hoặc cơ sở đóng gói có nhu cầu đăng ký mã số thì trước tiên phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu. Việc đăng ký mã số trên cơ sở tự nguyện.

Ông Huỳnh Tấn Đạt cũng nhấn mạnh, việc kiểm tra đánh giá là căn cứ để cấp mã số hoặc duy trì, phục hồi mã số. Mã số phải được công nhận bởi nước nhập khẩu. Mã số được cấp phải luôn bảo đảm tuân thủ các điều kiện của nước nhập khẩu và phải được giám sát bởi cơ quan quản lý để duy trì mã số. Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật đang xây dựng phần mềm quản lý cơ sở đóng gói tại địa chỉ: https://cms.packinghouse.online và các chủ cơ sở đóng gói có thể liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật để có tài khoản dùng thử.

Bên cạnh đó, Cục đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Hệ thống sử dụng cho các cơ quan quản lý (Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan đầu mối tại các địa phương) và kết nối dữ liệu với “Nhật ký đồng ruộng” và trong tương lai là phần mềm về “quản lý cơ sở đóng gói”.

“Trong quá trình triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu này, chúng tôi còn kết hợp với rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực để kiểm soát tốt các vấn đề liên quan từ giai đoạn sinh trưởng, phát triển, từ năng suất, sản lượng của cây trồng cho đến diễn biến tình hình gây hại hay rủi ro trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến và lưu kho...”, ông Đạt cho biết thêm.

Đại diện cho doanh nghiệp kiểm định 50.000 tấn mật ong sang Hoa Kỳ mỗi năm, ông Henry Bùi, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Khoa học công nghệ Hoàn Vũ cho biết, Hoàn Vũ là đơn vị có hơn 3.000 lô thanh long đi các thị trường, trong đó đã tiến hành kiểm định 2.700 lô thanh long/năm vào thị trường EU. Hoàn Vũ cũng là đơn vị duy nhất tiến hành kiểm định 50.000 tấn mật ong xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ mỗi năm và 100% không bị trả lại do đáp ứng được những quy định nghiêm nặt về kháng sinh và hóa chất của nước nhập khẩu.

Theo đó, doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách xác thực nguồn gốc nông sản - thực phẩm. Cụ thể, Hoàn Vũ Lab có thể kiểm nghiệm, xác thực nguồn gốc rất nhiều dịch trái cây xuất đi thị trường châu Âu, kết quả kiểm nghiệm tương đương với phòng thí nghiệm bên Đức; xác thực rau củ quả hữu cơ bằng thiết bị EA-IRMS; xác thực, truy tìm nguồn gốc địa lý cà phê bằng phương pháp tỉ lệ đồng vị; xác thực nguồn gốc địa lý gạo hữu cơ; phân biệt tôm sú nuôi và tôm sú thiên nhiên bằng đồng vị bền; xác thực kiểm nghiệm, xác thực nguồn gốc phân bón hữu cơ bằng phương pháp phân tích đồng vị bền Nitơ; xác thực rượu, bia thật giả; kỹ thuật phân tích đồng vị bền mở lối cho kỷ nguyên xác thực nguồn gốc nông sản và tất cả các chủng loại thực phẩm.

Theo ông Henry Bùi, đối với những thị trường "khó tính" như EU, Hoa Kỳ, Australia…, truy xuất nguồn gốc là một mắt xích quan trọng của hệ thống tiêu chuẩn về hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi, hàng hóa nông sản với truy xuất nguồn gốc.

Xuân Thảo

Tin liên quan

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

(HQ Online) - Nước ta chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

(HQ Online) - Đó là một trong những chủ đề được quan tâm tại họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) diễn ra ngày 19/11.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục duy trì là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhât của nước ta.
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt hơn 6 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần đạt 100 tỷ USD, tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD

(HQ Online) - Thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 10/2024 (16-31/10) đạt 37,02 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 10/2024.
Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, hạt tiêu vào nhóm tỷ đô

Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, hạt tiêu vào nhóm tỷ đô

(HQ Online) - Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh giúp ngành hàng này vào nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ đô qua 10 tháng của năm 2024.
2 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

2 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10, riêng hai nhóm hàng là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện mang về kim ngạch 105,14 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Nhập siêu từ Trung Quốc 67,58 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Nhập siêu từ Trung Quốc 67,58 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 167,46 tỷ USD, trong đó nhập siêu tới 67,58 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai sai tên hàng, chủng loại, mã số mặt hàng thép NK.
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam có kim ngạch XNK lớn đã tham dự Hội thảo góp ý cho dự thảo nghị định và 2 thông tư do Tổng cục Hải quan tổ chức tại TPHCM.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động