Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Fimex Việt Nam. Ảnh: TL |
Thời gian khai báo chưa phù hợp
Tại hội nghị giới thiệu hai nghị định mới của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực thủy sản mới đây, gồm: Nghị định số 37/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 37), có hiệu lực từ ngày 19/5/2024, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP (Nghị định 38), có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các doanh nghiệp cho rằng, nội dung của hai nghị định nêu trên có nhiều điểm mới, trong đó có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về thủy sản của các doanh nghiệp XK thủy sản.
Tuy nhiên, trong các nội dung mới của hai nghị định trên, các doanh nghiệp hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến doanh nghiệp băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.
Cụ thể, tại Nghị định 37 phần sửa đổi, bổ sung Điều 70 liên quan đến kiểm soát tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam. Đồng thời, Nghị định 37 bổ sung Điều 70a về kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác được vận chuyển bằng tàu container nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, các doanh nghiệp cho rằng, việc tuân thủ quy định thông báo, khai báo hồ sơ trước khi cập cảng 72 giờ đối với tàu nước ngoài và 48 giờ đối với tàu container theo quy định tại 2 điều trên là không khả thi, vì cả 2 mốc thời gian này quá dài, không phù hợp cho những chặng vận chuyển ngắn của tàu và container.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ các nước Đông Nam Á, thời gian tàu vận chuyển hàng đến cảng Việt Nam chỉ chưa đầy 2 ngày (48 giờ). Với hàng hoá nhập khẩu bằng container, khi hàng lên tàu ở cảng xuất, doanh nghiệp mới có thông tin để làm hồ sơ, chứng từ, vì vậy doanh nghiệp nhập khẩu không có cách nào để khai báo trước 48 giờ hay 72 giờ như quy định. Do đó, các doanh nghiệp cho rằng sẽ phù hợp hơn nếu quy định thông báo trước thời điểm thông quan thay vì thông báo trước khi cập cảng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn rõ, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo, khai báo với cơ quan thẩm quyền nào, đồng thời đề nghị thống nhất mẫu khai báo. Bởi vì, trong Điều 70a quy định khai báo Thông tin về lô hàng theo Mẫu số 17B.KT Phụ lục IV ban hành theo Nghị định, nhưng trong phụ lục lại không có mẫu này, thay vào đó lại có mẫu 25.
Hoang mang khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu”
Ngoài bất cập trên, các doanh nghiệp cũng phản ánh, quy định về yêu cầu nộp giấy chứng nhận thuyền trưởng cũng là một thủ tục phức tạp và khó khăn đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Bởi vì, nội dung Giấy chứng nhận của thuyền trưởng phải thể hiện các thông tin về tàu khai thác đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam, gồm: tên tàu, số đăng ký tàu, quốc gia treo cờ, số giấy phép khai thác thủy sản, loại ngư cụ, thời gian khai thác và khu vực khai thác, ngày, địa điểm cập bến đầu tiên của tàu, trong đó xác nhận thủy sản được khai thác tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành, các biện pháp quản lý, bảo tồn. Với nhiều nội dung như vậy, nhà nhập khẩu khó có thể đáp ứng và doanh nghiệp có thể sẽ bị mất nguồn cung cấp hàng vì thủ tục phức tạp này.
Tại điều 70b, mục 6, điểm c của Nghị định 37 qui định: không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu. Trong khi đó, Nghị định 38/2024/NĐ-CP chỉ đề cập đến việc xử phạt hành vi trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước nhưng không đề cập đến cụm từ “cùng một lô hàng xuất khẩu”.
Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, quy định trên đang gây hoang mang cho doanh nghiệp vì không biết khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” trong cùng một lô hàng được hiểu như thế nào mới đúng? Vì 2 nghị định trên và cả Luật Thuỷ sản hiện hành cũng không có định nghĩa cụ thể về hành vi “trộn lẫn nguyên liệu”.
Thực tế, đối với doanh nghiệp hải sản việc sản xuất ra thành phẩm của một lô hàng có nguyên liệu từ nhiều loài, nhiều mặt hàng, từ các nguồn khác nhau như khai thác và nhập khẩu là hoàn toàn bình thường, miễn sao doanh nghiệp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, có đầy đủ các giấy chứng nhận theo quy định.
Đặc thù nhiều doanh nghiệp hải sản làm hàng phối trộn hoặc những sản phẩm giá trị gia tăng điển hình như hải sản xiên que bao gồm nguyên liệu từ cá ngừ, cá dũa... có loài xuất xứ từ khai thác trong nước, có loài từ nguồn nhập khẩu, mặc dù truy xuất được từng loại nguyên liệu nhưng quy định “không trộn lẫn nguyên liệu” trong Nghị định 37 khiến doanh nghiệp lo ngại.
Một số doanh nghiệp băn khoăn với khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu”, vì hầu hết đều xuất thủy sản “thành phẩm” chứ không phải thủy sản “nguyên liệu”.
Hơn nữa, theo khuyến nghị của EU, không được tráo đổi chứng từ nguyên liệu, chứ không phải cấm trộn lẫn nguyên liệu. Do vậy, doanh nghiệp đề nghị cần làm rõ khái niệm "trộn lẫn nguyên liệu" trong điều khoản này, nếu không, doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi vi phạm.
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp VBF
14:27 | 10/01/2025 Hải quan
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Để xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, ngành Thủy sản nêu loạt kiến nghị
15:09 | 29/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics