Doanh nghiệp xuất khẩu phía Nam tìm hướng tự chủ nguyên liệu
Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất nên nhiều doanh nghiệp hiện nay phải hoạt động cầm chừng, tức khoảng từ 70 đến 80% công suất nhà máy. Ảnh: T.D |
Doanh nghiệp gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khả năng tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tham gia khâu gia công, lắp ráp có giá trị gia tăng thấp. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử… nên chịu ảnh hưởng lớn từ các thị trường thế giới. Hay đối với ngành gỗ, Nga và Ukraine là hai thị trường cung ứng các loại gỗ bạch dương, sồi, thông khá lớn cho Việt Nam nhưng hiện tại nguồn cung cũng đang bị tắc nghẽn. Theo đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm nguồn cung từ thị trường mới như Nhật Bản và Hàn Quốc với giá cao hơn 15%-20%, khiến doanh nghiệp kinh doanh không có lãi và sản phẩm khó cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác.
Đơn cử với dệt may. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM thông tin, dù sản xuất của nhiều doanh nghiệp dệt may khá khả quan, đơn hàng đã được ký đến hết quý 3/2022, song nguồn cung ứng nguyên phụ liệu bị gián đoạn khiến doanh nghiệp dè dặt không dám mở rộng sản xuất. Cộng thêm áp lực chí phí đầu vào tăng cao, doanh nghiệp cũng phải tính toán căn cơ hơn. Hiện nay, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may và da giày nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng khoảng 50-52%. Trong khi đó, các biện pháp chống dịch mạnh mẽ của Trung Quốc khiến việc nhập khẩu nguyên liệu không dễ dàng. Nhiều đối tác không chỉ giao hàng thiếu mà thời gian giao hàng cũng phải kéo dài do việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế tương đối khó khăn.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Cao su – Nhựa TPHCM, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Đức Minh, có tới trên 70% nguyên liệu, đặc biệt là hóa chất trong ngành nhựa cao su Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập từ Trung Quốc. Song, nguồn cung từ thị trường này đang bị đứt nghẽn do phía Trung Quốc thực hiện “Zero Covid”. Trong trường hợp nguồn cung từ thị trường này tiếp tục bị gián đoạn, doanh nghiệp buộc phải nhập từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc với giá cao hơn 15-20%. Với mức giá nguyên liệu đầu vào này, doanh nghiệp có nguy cơ không có lãi và sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đáng chú ý, đối với ngành gỗ hiện đang gặp nhiều khó khăn dẫn đến sản xuất, xuất khẩu giảm, trong đó có nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, giá tăng cao. Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gỗ đang chịu không ít ảnh hưởng của thị trường thế giới. Các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng, lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh và chưa có tín hiệu khả quan cho giai đoạn cuối năm 2022. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, châu Âu có tỷ lệ đơn hàng xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu sản xuất, vận chuyển cũng đồng loạt tăng mạnh dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động.
Giải bài toán tự chủ nguồn nguyên liệu
Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất nên nhiều doanh nghiệp hiện nay phải hoạt động cầm chừng, tức khoảng từ 70 đến 80% công suất nhà máy. Thậm chí nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước nguy cơ lỗ vốn, đền bù hợp đồng do chi phí sản xuất tăng cao.
Đứng trước những thách thức trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường nhập khẩu. Việc đầu tư nguồn nguyên liệu từ nội địa cũng là giải pháp được các doanh nghiệp hướng đến. Từ đó sẽ giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng như là chi phí vận chuyển, và như vậy giá thành sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều. Ông Nguyễn Trí Kiên, Tổng giám đốc Công ty May túi xách Minh Tiến (Miti) cho rằng, chủ động được phần nguyên vật liệu tại Việt Nam sẽ giảm giá thành rất nhiều, giảm được chi phí chờ đợi, vận chuyển...
Thời gian qua, tại Bình Dương đã tập trung phát triển và hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may (sản xuất sợi, dệt vải, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt), ngành cơ khí (sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc, thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp ôtô); ngành điện - điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị dây dẫn điện, cáp quang)... Qua đó, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm công nghiệp và giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Để ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Bình Dương đã hình thành Khu công nghiệp (KCN) tại huyện Bàu Bàng với quy mô trên 1.000 ha, ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài. Đến nay, đã có nhiều dự án về công nghiệp hỗ trợ từ các tập đoàn lớn trên thế giới được triển khai tại KCN này. Điển hình là dự án nhà máy sản xuất bố lốp, túi khí ôtô với vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD của Tập đoàn Kolon (Hàn Quốc), nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất ôtô. Hay Dự án nhà máy chuyên sản xuất bao bì đóng gói vô trùng từ giấy, nhựa và nhôm để đóng gói thực phẩm của Công ty Cổ phần Tetra Park Bình Dương (Singapore), có vốn đầu tư đăng ký 124 triệu USD tại KCN VSIP II.
Đối với ngành gỗ, Đồng Nai đang xây dựng chiến lược tự chủ hơn về nguyên liệu, tuy nhiên nguồn gỗ rừng trồng ở địa phương vẫn còn khiêm tốn. Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cũng như doanh nghiệp thành viên đang phải nỗ lực phối hợp với các địa phương trong và ngoài tỉnh để xây dựng vùng rừng nguyên liệu bền vững với Đề án Sản xuất, chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tin liên quan
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
10:32 | 24/11/2024 An ninh XNK
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điểm mới trong chương trình đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh
16:08 | 18/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Nhiều điểm mới trong chính sách quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics