Nghịch lý nước nông nghiệp chi hàng tỷ USD nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi- Bài cuối: Khơi thông đầu tư vào vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Nghịch lý nước nông nghiệp chi hàng tỷ USD nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi- Bài 2: Sản xuất manh mún, thiếu tầm nhìn |
Bài 1: Phụ thuộc 70% nguyên liệu nhập khẩu và hệ lụy |
Thu hoạch ngô làm thức ăn chăn nuôi tại trang trại nuôi bò sữa của Tập đoàn TH. |
Giảm thuế nhập khẩu, hạ bớt nỗi lo
Trước những nhức nhối về tình trạng giá TACN tăng cao xuất phát từ sự tác động bởi giá nguyên liệu TACN NK thời gian qua, ngành Tài chính đã có những động thái khá kịp thời nhằm đồng hành, hỗ trợ các DN, hộ sản xuất giảm bớt khó khăn.
Trong quá trình xây dựng chính sách thuế, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 (có hiệu lực từ ngày 30/12/2021) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 và Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, bà Đào Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho biết: Nghị định 101/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành đã điều chỉnh thuế suất đối với một số mặt hàng nguyên liệu để sản xuất TACN có hiệu lực từ ngày 30/12/2021. Mức thuế suất được quy định trên cơ sở các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các cam kết quốc tế.
Trong đó, thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng nguyên liệu sản xuất TACN được quy định chi tiết các nghị định ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Cụ thể, Nghị định 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh giảm mặt hàng ngô (1005.90.90) có thuế suất MFN 5% về 2% và mặt hàng lúa mỳ (1001.99.99) có thuế suất MFN 3% về 0%.
“Việc giảm thuế nguyên liệu đầu vào sản xuất TACN đối với mặt hàng ngô (từ 5% xuống 2%) và lúa mì (từ 3% xuống 0%) đã góp phần giảm giá TACN, bình ổn thị trường TACN gia súc và giảm chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi gia súc. Đặc biệt với chính sách ưu đãi này, Chính phủ mong muốn luôn đồng hành cùng các DN kinh doanh sản xuất nói chung và các DN sản xuất TACN nói riêng vượt qua những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra”, bà Đào Thu Hương nhấn mạnh.
Bên cạnh giảm thuế, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, biện pháp có thể làm ngay nhằm “hạ nhiệt” áp lực về giá TACN là tìm cách giảm chi phí cho NK, chi phí logistics. “Một năm Việt Nam phải NK khoảng 20 triệu tấn nguyên liệu TACN. Trong khi đó, chi phí logistics Việt Nam hiện nay đang cao hơn các nước trong khu vực, khoảng 10-15%. Nếu so với hệ thống cảng biển của Trung Quốc, cảng nước sâu, cảng chuyên dùng… sẽ thấy mức độ chênh lệch về chi phí logistics rất rõ. Do đó, cần đặc biệt quan tâm vấn đề giảm chi phí này, giảm ngay từ chi phí NK vào các cầu cảng cũng như chi phí vận chuyển trong nội địa. Vấn đề này liên quan đến cả Bộ Giao thông vận tải”, ông Dương nhấn mạnh.
Tăng lực hút đầu tư nguyên liệu TACN
Cùng với các giải pháp nêu trên, nhắc tới tăng tính tự chủ, giảm phụ thuộc nguyên liệu TACN NK, không ít ý kiến nhấn mạnh góc độ làm sao tăng thu hút đầu tư của DN cả DN FDI lẫn DN nội vào lĩnh vực này.
Thời gian qua, các DN cũng khá quan tâm tới vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước. Ông Nguyễn Xuân Dương dẫn chứng: điển hình như, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đã đầu tư cả nhà máy sản xuất TACN ở Xuân Mai (Hà Nội) để đón toàn bộ nguyên liệu trong nước; đồng thời còn đầu tư cả trạm sấy thủ công, sấy công nghiệp ở Sơn La để mua nguyên liệu trong nước, song hiệu quả hoạt động không cao.
Ngay cuối tháng 11/2021, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn đã ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Kon Tum về hợp tác đầu tư Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, 2 Tập đoàn có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ hệ thống nhà máy sản xuất TACN và trung tâm nghiên cứu con giống, đào tạo lao động lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Gabor Fluit, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus châu Á cho biết: “Các nhà máy sản xuất TACN tại Việt Nam cần khoảng 20 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm. Trong đó, 60 - 70% phụ thuộc vào nguồn NK. Việt Nam có cơ hội để phát triển vùng nguyên liệu sắn và ngô. Thời gian tới, Tập đoàn De Heus sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT các địa phương để xây dựng chuỗi liên kết, tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy của Tập đoàn”.
Ông Nguyễn Xuân Dương đánh giá, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực TACN nói chung khoảng 20 năm qua khá tốt. Thậm chí, Chính phủ đã hy sinh toàn bộ thu nhập quốc gia để tiến hành giảm thuế NK hầu hết các loại nguyên liệu TACN về 0% trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chính sách nên tăng cường, khuyến khích DN cả khối FDI và DN nội địa đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước. “Nếu DN chỉ chú trọng đầu tư vào việc NK nguyên liệu, gia công thì không khuyến khích bằng các DN đầu tư sản xuất nguyên liệu trong nước, thay thế NK. Việc khuyến khích, ủng hộ này có thể thông qua các chính sách về mặt bằng đất đai, tín dụng, các vấn đề về thị trường…”, ông Dương nói.
Xung quanh vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn De Heus Việt Nam kiến nghị: “Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương xây dựng những vùng trọng điểm để phát triển nguyên liệu TACN. Bộ NN&PTNT thông tin cho DN về kế hoạch xây dựng vùng sản xuất TACN trọng điểm, vùng nào trồng cây gì để DN chủ động liên kết với địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn. DN sẵn sàng phối hợp để xây dựng nhà máy chế biến, kho trữ TACN”.
Không thể giải quyết trong “ngày một ngày hai” Trả lời phỏng vấn Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đánh giá: So với các nước trong khu vực, Việt Nam thuộc nhóm phụ thuộc vào nguyên liệu TACN NK cao. Phải xác định rằng, việc phụ thuộc NK khoảng 70% nguyên liệu TACN NK sẽ còn tiếp tục kéo dài trong nhiều năm nữa, không thể giải quyết trong “ngày một ngày hai”. Thậm chí trước mắt việc giữ được mức độ phụ thuộc 70% cũng là sự cố gắng. Trong dài lâu, kỳ vọng kéo giảm mức độ phụ thuộc nguyên liệu TACN NK của Việt Nam có thể khả thi ở mức phụ thuộc 60%, tự chủ được 40%. Kéo giảm được mức độ phụ thuộc nguồn nguyên liệu TACN NK xuống 60% sẽ giúp ngành chăn nuôi trong nước phát triển bền vững hơn. Một số ý kiến cho rằng, để giảm sự phụ thuộc nguyên liệu TACN NK, mấu chốt là phải có sự điều chỉnh chính sách. Quan điểm của ông như thế nào? Thông qua sự đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như những bất ổn chính trị trên thế giới càng cho thấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu TACN NK là không tốt. Để giải quyết vấn đề này phải có sự điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp, cần chính sách tổng thể. Thứ nhất là tăng diện tích trồng cây nguyên liệu TACN, có thể trồng cây lấy hạt, trồng cây lấy thân. Trồng thâm canh chứ không quảng canh vì diện tích trồng trọt của Việt Nam có hạn nên phải trồng thâm canh, năng suất cao. Đây là biện pháp trồng trọt đúng trong cả trước mắt lẫn lâu dài. Thứ hai là phải sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước sẵn có; phải dùng khẩu phần thức ăn tối ưu; sử dụng phụ phẩm thức ăn qua chế biến. Thứ ba là cần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tăng cường chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Về chính sách lâu dài phải chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng vật nuôi ăn hạt, ăn ngũ cốc thì giảm đi, tăng gia súc ăn cỏ như bò sữa, bò thịt, dê… lên. Tiếp theo, xác định Việt Nam là nước phụ thuộc tương đối lâu dài vào nguồn nguyên liệu TACN NK nên cần có chính sách thương mại với những quốc gia, những vùng, khu vực chuyên sản xuất TACN để họ có những chính sách ưu đãi thương mại. Phải làm sao để nguyên liệu TACN sẽ là mặt hàng ưu tiên trong đầu tư, thương mại giữa Việt Nam với các nước có nguồn nguyên liệu lớn, kể cả việc chấp nhận đánh đổi lợi ích trong chừng mực có thể. Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ Đề án phát triển công nghiệp chế biến TACN, theo ông, cần phải làm gì để quá trình thực thi Đề án hiệu quả? Đề án nên ra chính sách tổng thể nhằm giải quyết các bất cập đang tồn tại hiện nay trong câu chuyện phụ thuộc nguồn nguyên liệu TACN NK. Đề án Bộ NN&PTNT trình Chính phủ nội dung vẫn thiên chủ yếu về khía cạnh trách nhiệm của Bộ NN&PTNT. Tôi cho rằng, cần đề cập sâu hơn tới trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, “kéo” các bộ khác cùng vào cuộc. Nhìn chung, khi phân tích tất cả các biện pháp không có biện pháp nào đem lại hiệu quả tích cực, có tính chất quyết định mà phải áp dụng tổng thể, mỗi biện pháp tác động một chút mới có thể đem lại kết quả giảm sự phụ thuộc về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đảm bảo hậu cần cho đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Suốt thời gian dài, thuế NK của hầu hết nguyên liệu TACN đã được điều chỉnh về 0%. Tuy nhiên, ở bối cảnh hiện tại, có nên suy tính tới việc nâng thuế đối với một số mặt hàng nhất định mà Việt Nam đã có thể sản xuất được để tăng sức hút các DN đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu trong nước không, thưa ông? Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thuế NK hầu hết mặt hàng nguyên liệu TACN đã về 0%, chủ yếu là những nguyên liệu trong nước không làm được. Đây là biện pháp hỗ trợ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất trong nước giảm giá thành chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay có những loại nguyên liệu sản xuất TACN Việt Nam đã có thể sản xuất thì phải rà soát lại, tính toán nâng dần thuế NK lên để kích thích sản xuất trong nước, DN sản xuất nguyên liệu trong nước dám đầu tư, tiến tới giảm phụ thuộc NK. Xin cảm ơn ông! Thanh Nguyễn (thực hiện) |
Tin liên quan
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics