Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh
Tài chính xanh cho các khu công nghiệp phát triển bền vững Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển tài chính xanh Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh |
Việt Nam hiện có 50 tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng xanh. Ảnh: BIDV |
Tín dụng xanh tăng trưởng
Theo các chuyên gia, tài chính xanh là một công cụ chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cả trên thế giới và tại Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới ước tính, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và chuyển đổi xanh, Việt Nam sẽ cần huy động nguồn lực khổng lồ lên tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022–2040, tương đương khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.
Chia sẻ về thị trường tài chính xanh Việt Nam trong khuôn khổ hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero tại Việt Nam” diễn ra mới đây tại TPHCM, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho biết, thị trường tài chính xanh tại Việt đang có sự phát triển tích cực với ba cấu phần chính là tín dụng xanh, trái phiếu xanh và cổ phiếu xanh.
Trong đó, hệ thống ngân hàng và tài chính chính là “huyết mạch” dẫn dòng vốn đến các dự án xanh, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy phát triển bền vững và hiện thực hóa các mục tiêu môi trường toàn cầu.
Trong giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23% mỗi năm.
Chỉ với 5 tổ chức tín dụng tham gia tín dụng xanh vào năm 2017, đến nay Việt Nam đã có 50 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh và dư nợ vào khoảng 650.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, dư nợ tín dụng mà các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng đánh giá về các rủi ro môi trường đã tăng lên khoảng 3,2 triệu tỷ đồng trong tổng số dư nợ của cả hệ thống là 15 triệu tỷ đồng.
Điều này cho thấy sự chuyển đổi nhận thức của các tổ chức tài chính cũng như toàn xã hội. Sự thay đổi trong cách tiêu dùng và sản xuất sau đại dịch Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy xu hướng này.
Người dân và doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến các sản phẩm bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, khiến các ngân hàng phải điều chỉnh chiến lược tín dụng để phù hợp với các tiêu chí toàn cầu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng nhận định.
Xa tầm với của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo các chuyên gia, tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam khoảng 10 năm nhưng quy mô còn khiêm tốn.
Thống kê, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít với khoảng 1,16 tỷ USD được phát hành trong giai đoạn 2019-2023.
Bên cạnh đó, hiện chưa có một bộ tiêu chí rõ ràng để định nghĩa và đánh giá các dự án đủ điều kiện nhận vốn xanh.
Điều này khiến các tổ chức tài chính gặp khó khăn trong việc quản lý rủi ro, còn doanh nghiệp lại mơ hồ trong việc thiết kế dự án đáp ứng tiêu chí… dẫn đến việc tiếp cận nguồn vốn xanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Lê Trung Thông, Giám đốc Công ty Lagom Việt Nam cho biết, các ngân hàng thường ưu tiên tín dụng xanh cho các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch… nhờ tiềm năng rõ ràng và khả năng thu hồi vốn cao.
Trong khi đó, các dự án ở các lĩnh vực khác đặc biệt là của doanh nghiệp nhỏ và vừa lại gặp khó khăn, khi chưa thể chứng minh hiệu quả đầu tư trong ngắn hạn.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang vay thương mại hoặc tìm nguồn vốn từ cổ đông cá nhân thay vì tiếp cận tín dụng xanh.
Câu chuyện trên không phải là trường hợp hiếm gặp trong cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đây là nỗi trăn trở của hầu hết các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp.
Không ít đơn vị có kế hoạch mở rộng sản xuất, đầu tư dự án xanh, nâng cấp các thiết bị công nghệ để chuyển đổi xanh, nhưng bị “kìm chân” vì khó tiếp cận vốn “xanh”.
Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên cho hay, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp hơn 20 năm, nhưng việc tiếp cận tín dụng xanh trong vài năm trở lại đây đều không thành công.
Hiện doanh nghiệp cần 100 - 200 tỷ đồng để thay đổi máy móc thiết bị, song vì khó tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi, đặc biệt là tín dụng xanh, nên doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư.
Chính vì vậy, để tài chính xanh trở thành động lực hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp trong việc tháo gỡ rào cản.
Chỉ khi những nỗ lực này được đồng bộ, tài chính xanh mới thực sự trở thành động lực phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
Bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, Cushman & Wakefield Việt Nam đề xuất, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc cung cấp các chương trình đào tạo, ưu đãi thuế, hoặc quỹ hỗ trợ riêng biệt để giúp họ tiếp cận tài chính xanh một cách hiệu quả hơn.
Song bên cạnh sự thay đổi của định chế tài chính, doanh nghiệp cần đầu tư vào quản trị tài chính và chuyên môn hóa đội ngũ, để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khi tiếp cận vốn xanh.
Tin liên quan
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển tài chính xanh
09:33 | 11/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
20:17 | 10/10/2024 Tài chính
Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí
15:22 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Ươm hy vọng, sáng tương lai” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn
15:17 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng trước yêu cầu của EU về lao động
13:15 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp đề xuất tuyến vận chuyển không người lái qua cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài
11:06 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn Masan: Xây dựng nền tảng tiêu dùng – bán lẻ đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng những thương vụ M&A xuyên biên giới
08:05 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Người trẻ nỗ lực làm ngày cày đêm để tết có thêm gói bánh thùng trà
14:06 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hiệu quả từ giảm phát thải và phát triển bền vững của doanh nghiệp gỗ
10:08 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics
07:38 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
18:43 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
16:09 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
Kinh doanh mỹ phẩm lậu, một doanh nghiệp bị phạt 180 triệu đồng
Thu ngân sách TP Hồ Chí Minh tăng trưởng cao
Tạm giữ trên 200.000 sản phẩm nước tăng lực giả nhãn hiệu Redbull
Hải quan Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 52 kg ma túy
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia