Doanh nghiệp nỗ lực hồi sinh
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico). Ảnh: DN cung cấp. |
Trụ vững nhờ chuyển đổi
Trong khi các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu hàng hóa đang tồn kho nhiều, sức mua giảm mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tiếp tục đối mặt với tăng trưởng âm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn rất nỗ lực để tồn tại, từng bước vượt qua sóng gió.
Bà Đỗ Thị Kim Loan, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Sao Nam (Bình Dương) cho biết, trước đây 100% sản phẩm ván sàn của công ty chỉ tập trung xuất khẩu đi thị trường Mỹ nhưng từ cuối năm 2022 đến nay nhu cầu của thị trường này sụt giảm mạnh khiến lượng hàng xuất, chỉ còn khoảng 35-40% sản lượng sản xuất của nhà máy. Công ty Sao Nam đã tìm cách chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác như Australia, Canada… để bù đắp phần nào lượng sụt giảm từ thị trường chính.
“Hiện có các nhà nhập khẩu ván gỗ Australia chuyển nguyên liệu sang cho công ty theo hình thức tạm nhập tái xuất, chúng tôi sẽ thực hiện các công đoạn gia công, đóng gói và xuất trở lại cho họ. Tỷ trọng tham gia vào các sản phẩm này chỉ khoảng 40-50% nhưng đây là sự thích nghi để duy trì hoạt động của nhà máy, tạo việc làm cho công nhân trong giai đoạn khó khăn”, bà Đỗ Thị Kim Loan chia sẻ.
Đặc biệt, nhờ kịp thời chuyển đổi sang sản xuất xanh, Công ty TNHH Dệt may Trung Quy (KCN Hải Sơn, Long An) đã có thêm đơn hàng xuất khẩu và trụ vững trong giai đoạn khó khăn. Gần đây, công ty này đã xuất hai container vải có nguồn gốc sợi hữu cơ cho đối tác nhập khẩu từ Mỹ. Ông Trần Văn Quy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt may Trung Quy cho biết, sản phẩm truyền thống chưa phục hồi đơn hàng song một số đối tác đặt đơn hàng mới cho loại vải có nguồn gốc hữu cơ, nguyên liệu tái chế.
“Nhận thấy nhu cầu thị trường có tín hiệu tốt cho dòng sản phẩm mới, công ty đã phát triển 20 loại vải khác có nguồn gốc hữu cơ, sẵn sàng sản xuất khi khách hàng tăng nhu cầu. Hiện có khoảng 10 nhãn hàng lớn ở châu Âu và Mỹ đang tìm hiểu sản phẩm thân thiện môi trường của Trung Quy”, ông Trần Văn Quy cho biết thêm.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) cho biết, trong năm 2022, nhờ xanh hóa quy trình sản xuất nên doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp tăng hơn 60% so với kế hoạch. Từ đầu năm 2023 đến nay, ngoài duy trì thị phần tại Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á, doanh nghiệp tăng thêm đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc nhờ năng lực chuyển đổi xanh.
Vẫn cần nhiều trợ lực
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp…
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2023, tình trạng thiếu đơn hàng vẫn tiếp tục là lo lắng lớn nhất của các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến chế tạo, xây dựng, vật liệu, điện - điện tử… Tình trạng thiếu đơn hàng khiến không ít doanh nghiệp phải giảm quy mô sản xuất đến hơn 50%.
Kích cầu tiêu dùng nội địa trong bối cảnh xuất khẩu còn khó khăn là giải pháp cần thiết để tiếp sức, đem lại “hơi thở” mới cho doanh nghiệp. TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, về tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ quý 1/2023 tăng tốt nhưng qua tháng 4 bắt đầu chững lại, sức mua thị trường rất thấp. Ngay cả du lịch, khách vẫn thưa thớt, kích cầu thị trường nội địa rất hạn chế. Để kinh tế sớm phục hồi phải dựa vào vĩ mô, phải tăng sức mua cho thị trường bằng cách triển khai chính sách kích tổng cầu nội địa lên thông qua 2 công cụ của nhà nước và công cụ của doanh nghiệp.
Theo đó, cần nghiên cứu tiếp tục giảm thuế GTGT theo từng ngành, cần giải pháp mạnh hơn là giảm xuống 5%-6%, đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa thông qua tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp nên có những chiến dịch chấp nhận giảm giá, kích thích thị trường, bởi trong bối cảnh xuất khẩu khó này mà không kéo thị trường nội địa lên sẽ ảnh hưởng đến tồn kho, hoạt động sản xuất, kinh doanh, TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM cho rằng, lãi suất cho vay cần đưa về dưới 10%/năm để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm lẫn nhau giữa doanh nghiệp bên cạnh kích cầu tiêu dùng cho khách hàng. Khi đó, sức cầu nội địa tăng lên sẽ bù đắp kim ngạch xuất khẩu giảm. Như với ngành lương thực, thực phẩm, hiện tỉ suất sinh lợi khoảng 11%-12%/năm (chưa trừ khấu hao và lãi vay). Nếu doanh nghiệp phải vay với mức lãi suất trên 10%/năm sẽ bị lỗ.
Theo đó, các ngân hàng thương mại cần nâng tỉ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm vì giá trị tài sản thế chấp hiện nay sau khi định giá lại bị giảm khá nhiều. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng định giá tài sản theo giá thị trường để làm cơ sở xác định mức cho vay đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, vì theo quy định, các nghiệp có thể cho vay tín chấp, bà Lý Kim Chi kiến nghị.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK