Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Liên kết để lớn
![]() |
Sự khác biệt về trình độ sản xuất giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài là một trong những rào cản lớn của hợp tác. Ảnh: H.Dịu.
“Bắt tay” cùng cơ hội
Điều dễ nhận thấy là việc hơn 90% DN của Việt Nam là DNNVV nên trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc liên kết DN luôn là bước đi đúng đắn và cần thiết để các DN nâng cao sức cạnh trạnh, tăng sức “chiến đấu” của DN trên trường quốc tế. Một chuyên gia kinh tế đã cho rằng, trong bối cảnh các DN nước ngoài đang "đổ bộ", chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, nếu các DN Việt Nam còn e ngại, không liên kết lại, các DN sẽ như những chiếc đũa bị bẻ gãy dễ dàng.
Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC, tính đến tháng 10-2016 có 21% DN Việt Nam đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, con số này là tương đối nhỏ so với Thái Lan là 30%, Malaysia là 46%. Do đó, Việt Nam còn nhiều việc để làm nhằm tăng cường sự hội nhập cho các nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ trong nước, đặc biệt là khối DNVVV. Vì thế, bài toán liên kết không chỉ với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam được tính đến mà các DN còn hướng tới việc liên kết với các DNNVV nước ngoài.
Đặt kỳ vọng vào việc liên kết này, bà Trần Thị Thanh Hương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phúc Minh Phát cho rằng, DN trong nước liên kết với DN nước ngoài sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu của mình, nhờ đó, khi mở rộng thị trường bán hàng ra nước ngoài thương hiệu của DN Việt sẽ có nhiều thuận lợi, lấy được thị phần khách hàng khắp nơi trên toàn cầu. Hơn nữa, các DN liên kết với nhau sẽ tạo nên giá trị cộng hưởng khi cùng triển khai những dự án lớn và tìm ra giải pháp tốt nhất, tạo nên chuỗi cung ứng hiệu quả, mang đến mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng.
Đồng quan điểm, theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội (Hanoisme), một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng có số lượng DNNVV rất lớn nên họ có nhu cầu lớn trong việc liên kết hợp tác với nước ngoài. Vì thế, DN Việt Nam nếu nắm bắt được cơ hội này sẽ có thể học tập được kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tăng cường cơ hội giao thương. Trên thực tế, sau các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN… môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã tương đối thông thoáng nên nhiều DN nước ngoài đặt kỳ vọng vào việc liên kết, hợp tác.
Lấy ví dụ về việc liên kết với các DNNVV Hàn Quốc, ông Mạc Quốc Anh cho biết, với văn hóa, phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng, cùng sự đồng thuận của hai Chính phủ trong phát triển kinh tế đã giúp việc XNK hàng hóa, giao thương giữa hai nước tăng mạnh. Hàn Quốc còn ưu tiên NK hàng hóa của Việt Nam với các mặt hàng về công nghệ, thiết bị, nông sản… nên tạo điều kiện lớn cho DN hai nước cùng phát triển.
Giải bài toán khó
Có thể nhận thấy, trong những năm qua, nhiều hoạt động giao thương, giao lưu DN giữa Việt Nam và thế giới được tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các DN. Tuy nhiên, dù cơ hội nhiều cho cả hai bên nhưng việc hợp tác không phải cứ “nói là làm” bởi còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ. Tiêu biểu như sự chênh lệch về trình độ sản xuất hay khác biệt trong cơ chế, hệ thống luật pháp các nước…
Nhận xét về việc liên kết hợp tác giữa DN trong nước và DN nước ngoài, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, việc liên kết có nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn hạn chế, một trong số đó là do các DNNVV của Việt Nam thường có quy mô nhỏ, chất lượng chưa đạt yêu cầu. Trong khi các DNNVV của các nước tiên tiến lại có trình độ phát triển cao, đòi hỏi yêu cầu cũng cao với DN liên kết.
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, do thiếu thông tin, tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực có trình độ và lạc hậu về công nghệ, máy móc thiết bị, cũng như thiếu các hoạt động quảng cáo và kinh nghiệm quản trị… nên phần lớn DN Việt Nam gần như đứng ngoài chuỗi liên kết giá trị toàn cầu.
Vì thế, nắm bắt được tiềm năng hợp tác, theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ các DNNVV, tiêu biểu nhất là Luật Hỗ trợ DNNVV sắp được thông qua. Điều này không những giúp niềm tin kinh doanh được tăng lên mà còn giúp tạo dư địa lớn cho các DN nước ngoài đến tìm hiểu, hợp tác.
Cùng với sự hỗ trợ từ Nhà nước, TS. Nguyễn Minh Phong nhận định, tự bản thân các DN cũng phải chủ động xác định lợi thế và vị thế của mình trong chuỗi liên kết, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện năng lực quản trị, cơ cấu tổ chức và mô hình sản xuất mới. Chuỗi liên kết cần được phát triển cả theo chiều dọc và theo chiều ngang, nhưng về lâu dài, cần ưu tiên phát triển liên kết theo chiều dọc, liên kết giữa các DN cùng ngành hàng, có vị trí địa lý gần nhau và hỗ trợ thị trường cho nhau…
Bên cạnh đó, ông Mạc Quốc Anh chia sẻ, để hỗ trợ các DNNVV tìm được cơ hội hợp tác, Hanoisme đã tích cực hỗ trợ DN, như giúp họ liên kết với các tham tán thương mại, tổ chức các buổi giao lưu, kết nối… Hiệp hội cũng cung cấp thông tin và mong muốn hợp tác của các DNNVV Việt Nam đến các DN nước ngoài để làm cầu nối cho sự hợp tác phát triển. Vì thế, ông Mạc Quốc Anh đánh giá, trong thời gian ngắn tới đây, liên kết hợp tác giữa DNNVV trong nước và quốc tế sẽ trở thành một làn sóng mạnh mẽ, không thua kém làn sóng đầu tư vào Việt Nam của các DN FDI lớn trên thế giới.
Khách quan mà nói, việc liên kết hợp tác giữa các DNNVV đã được nhìn nhận từ lâu với mong muốn giúp DN Việt Nam có con “đường tắt” để bước chân ra thị trường thế giới. Nhưng những rào cản từ bên trong và bên ngoài DN đã làm chậm quá trình này, thậm chí, không ít DN tỏ ra “ngại” liên kết khi không thể đáp ứng yêu cầu cao từ phía DN đối tác. Vì thế, sự hỗ trợ các DNNVV liên kết là điều cần thiết, trong đó, quan trọng nhất là tạo được cơ chế thông thoáng, hệ thống pháp luật vững mạnh để thúc đẩy hiệu quả, tăng niềm tin của các DN đối tác.
Ông Akio Mimura, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI): DN Nhật Bản đánh giá Việt Nam là thị trường hấp dẫn về cơ hội đầu tư, thương mại; kỳ vọng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của các DN Nhật Bản sang Việt Nam. Hiện đã có hơn 1.600 DN Nhật Bản muốn đầu tư sang Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều DN chưa biết thông tin, nên nếu có cơ hội chia sẻ thông tin lẫn nhau thì với hơn 1 triệu DN Nhật Bản hội viên của JCCI hiện nay, cơ hội hợp tác phát triển sẽ được nâng lên nhiều hơn nữa. Tiềm năng hợp tác giữa DN Nhật Bản và Việt Nam có thể nói là vô hạn. Vì thế, những DNNVV Nhật Bản khi hợp tác với Việt Nam đều mong muốn có hệ thống quy phạm pháp luật minh bạch rõ ràng. Hơn nữa, các DN này cũng mong muốn có sự đơn giản hóa về thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, thông quan hàng hóa XNK… Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI): Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước trên thế giới. Vì thế, DN Việt Nam và các nước này nên tận dụng để tạo thành mối liên kết hợp tác hiệu quả và chặt chẽ. Bên cạnh đó, các DN cần thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, cần có những cải cách thuận lợi nhất. Việc liên kết hợp tác nếu được thực hiện sẽ giúp các DN Việt Nam có được cơ hội học tập kinh nghiệm, nâng cao sức cạnh tranh, đưa thương hiệu nhanh chóng đến với thị trường quốc tế. Chi Mai (ghi) |
Tin liên quan

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025
10:27 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn
10:23 | 15/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng
14:36 | 14/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng
07:23 | 14/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Quảng Ninh xử lý 56 vụ vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thực hiện thống nhất Logo của Hải quan Việt Nam

Hải quan Thủy An: Tăng cường công tác KTSTQ góp phần chống thất thu ngân sách

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Quảng Ninh xử lý 56 vụ vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

"Không để Việt Nam thành nơi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế"

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành
