Doanh nghiệp mong muốn đảm bảo hài hoà lợi ích các bên trong kinh doanh xăng dầu
Rất đông doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tham dự hội thảo, cho thấy "sức nóng" của việc sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu. Ảnh: H.Dịu |
Thúc đẩy thị trường xăng dầu phát triển bền vững
Phát biểu tại Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức ngày 14/2, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho biết, xăng dầu là mặt hàng quan trọng đặc biệt của quốc gia. Việc điều hành giá nếu để ở mức cao sẽ có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này nhưng lại ảnh hưởng tới người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất và nền kinh tế. Ngược lại nếu giá sát với chi phí thì sẽ gây ảnh hưởng và thiếu hụt cho hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Vì thế, ông Tuấn nhấn mạnh, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và 83 của Bộ Công Thương lần này là rất rõ ràng, rất thẳng thắn và không ngại va chạm. Bởi Nghị định kinh doanh xăng dầu sẽ tác động lớn đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tác động gián tiếp đến doanh nghiệp đang sử dụng nguồn cung xăng dầu và ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Tuy nhiên, đại diện VCCI cho rằng, việc soạn thảo dự thảo Nghị định cần nhất quán quan điểm về cạnh tranh bình đẳng, tự do kinh doanh và công khai minh bạch.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, vừa qua, cơ quan quản lý nhà nước đã xử lý nghiêm tình trạng cây xăng đóng cửa nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, các cơ quan quản lý cần giải quyết bài toán chi phí, thuế, tiến tới là thị trường. “Mệnh lệnh hành chính chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững bằng mệnh lệnh thị trường. Nên ở góc độ nào đó, cần phải trao thị trường xăng dầu về cho thị trường để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững”, ông Tuấn nêu.
Cũng tại hội thảo, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, dự thảo Nghị định sẽ tiếp thu ý kiến, sửa đổi để phù hợp nhất với bối cảnh thế giới, bối cảnh kinh tế xã hội trong nước, sát với các biến động thị trường và đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước nhưng vẫn tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân.
Theo ông Trần Duy Đông, trong điều hành giá xăng dầu, cơ quan điều hành luôn phải đảm bảo mục tiêu đáp ứng được nguồn cung xăng dầu, đồng thời đảm bảo giá xăng dầu phải góp phần kiểm soát lạm phát nên trong quản lý luôn đặt ra bài toán cạnh tranh và thị trường. Năm 2022 xảy ra những biến động rất bất ngờ đã đặt ra thách thức rất lớn trong kinh doanh, điều hành thị trường.
“Đây cũng là dịp để nhìn lại, làm sao có được thị trường xăng dầu đạt được mục tiêu cao nhất là đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời phải thúc đẩy cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh về ý nghĩa của việc sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Đảm bảo kinh doanh công bằng
Trao đổi tại hội thảo, các doanh nghiệp và chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến với mong muốn đảm bảo sự phát triển và cạnh tranh công bằng trong thị trường kinh doanh xăng dầu.
Ông Hà Thanh Tùng, đại diện Công ty TNHH Thương mại xăng dầu Hà Giang (Hà Giang) cho biết, ước tính số tiền thua lỗ của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong giai đoạn cao điểm có thể lên tới 900 tỷ đồng mỗi tháng, nên nếu tiếp tục kéo dài thì buộc phải ngừng kinh doanh. Do đó, vị này đề nghị đơn vị soạn thảo công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, giúp doanh nghiệp bán lẻ có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các thương nhân phân phối để đảm bảo sự công bằng.
Hơn nữa, ông Hà Thanh Tùng cũng kiến nghị Ban soạn thảo ghi nhận lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh định mức ở khâu bán lẻ một cách hợp lý để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí kinh doanh định mức ở khâu bán lẻ là từ 3-3,5% nhân với giá bán lẻ, lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp bán lẻ là từ 2-2,5% giá bán lẻ. Ngoài ra, các quy định cần cho phép doanh nghiệp bán lẻ được mua hàng từ nhiều nguồn, bởi theo dự thảo hiện chỉ là 3 nơi.
Tương tự, ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc cho rằng, cần phải quy định về chiết khấu tối thiểu, căn cứ theo đề xuất của Bộ Tài chính và VCCI. Vị này cũng chia sẻ, cần xem chiết khấu như phí xăng dầu mà doanh nghiệp bán lẻ thu hộ là công cụ giúp cho doanh nghiệp bán lẻ hoạt động trước những biến động về giá của thị trường thế giới.
Ý kiến từ phía thương nhân phân phối xăng dầu, ông Nguyễn Hồng Nam, Trưởng ban chính sách kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lại cho rằng, thương nhân đầu mối phải trữ tồn kho 20 ngày, nên không đủ nguồn lực chia sẻ chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ.
Tương tự, ông Phạm Văn Thoại, Chủ tịch Saigon Petro cho biết, doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm nhập khẩu đủ xăng dầu nhưng việc nhập khẩu có thể gặp phải vấn đề về chênh lệch tỷ giá… nên nếu chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ thì doanh nghiệp đầu mối cũng chịu lỗ.
Ngoài ra, ông Văn Tấn Phụng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Nai đề nghị làm rõ quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối khi sửa đổi quy định. Vị này cho biết, Bộ Công Thương đề xuất sẽ bổ sung quy định thương nhân phân phối chỉ được phép nhập hàng của 3 thương nhân đầu mối và không được lấy hàng từ thương nhân phân phối khác, tuy nhiên, theo ông Phụng, thương nhân phân phối giữ vai trò đưa hàng từ đầu mối, phân bổ nguồn hàng, góp phần cung ứng tốt hơn xăng dầu nên đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét đề xuất trên, không hạn chế số lượng đầu mối mà thương nhân phân phối được nhập hàng và tiếp tục cho các thương nhân phân phối nhập hàng của nhau.
Tin liên quan
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics