Doanh nghiệp dệt may bền bỉ vượt khó
Doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu các máy móc thiết bị, công nghệ mới tại triển lãm Saigontex vừa diễn ra tại TPHCM. Ảnh: N.H |
Lợi nhuận giảm sâu
Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam trong quý 1/2023 ước đạt 8,213 tỷ USD, giảm 24,6% so với quý 1/2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng dệt may quý 1/2023 đạt 7,1 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022, do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu.
Trong quý 1/2023, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 2,805 tỷ USD, giảm 35,8% so với cùng kỳ năm 2022, đây là mức sụt giảm mạnh nhất tính theo quý đầu năm trong 5 năm trở lại đây. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 747,2 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu xuất khẩu sụt giảm như trên cũng tương đồng với bức tranh ảm đạm về kết quả kinh doanh của các DN dệt may đã công bố. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 của Công ty CP Sợi Thế Kỷ, doanh thu thuần trong kỳ đạt 287,9 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1,63 tỷ đồng, giảm mạnh tới 98%. Theo ông Đặng Triệu Hòa, Tổng giám đốc Công ty CP Sợi Thế Kỷ, trong quý 1/2023, doanh số và giá bán bình quân đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, khách hàng gián tiếp và trực tiếp thu hẹp quy mô đơn hàng. Mặc dù công ty đã tiết giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý song vẫn không cải thiện được chỉ tiêu lợi nhuận.
Cũng theo ban lãnh đạo công ty, suy thoái kinh tế tại các thị trường xuất khẩu lớn tiếp tục tác động tiêu cực đến các đơn đặt hàng. Các đơn đặt hàng đã có dấu hiệu chậm trong suốt quý 1/2023 và có khả năng sẽ chưa khởi sắc cho đến cuối quý 3/2023. Hiện tại, các nhà máy của Sợi Thế Kỷ chỉ hoạt động với 60% tổng công suất (so với công suất trên 90% khi có đủ đơn hàng). Sang quý 2/2023, một lượng nhỏ đơn đặt hàng cho mùa xuân hè 2024 đã được đặt, tuy nhiên số lượng không đáng kể.
Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM) cũng công bố doanh thu quý 1/2023 giảm 22% và lợi nhuận sau thuế giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 36,7 triệu USD và 2,24 triệu USD. Theo ban lãnh đạo TCM, do tác động của dịch Covid cùng lạm phát tăng cao đã khiến người tiêu dùng Mỹ và EU thắt chặt chi tiêu và giảm tiêu dùng cho những mặt hàng không thiết yếu, trong đó có hàng dệt may. Điều này làm cho tình hình xuất khẩu của các DN dệt may Việt Nam sang các thị trường này giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ vào chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường châu Á như Nhật và Hàn Quốc, Trung Quốc nên TCM phần nào giảm thiểu được rủi ro và ít bị ảnh hưởng hơn so với các DN cùng ngày chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ và EU.
Tại công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, mặc dù doanh thu tháng 3/2023 ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể so với tháng trước và cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn không cứu vãn nổi sự kém tích cực của cả quý 1/2023. Cụ thể, doanh thu tháng 3/2023 đạt tới 561 tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ năm trước và tăng 50% so với tháng 2/2023. Nhưng tính chung quý 1/2023, doanh thu vẫn giảm 12% so với quý 4/2022.
Đầu tư cho dài hạn
Trên thực tế, sự sụt giảm không chỉ xảy ra với riêng các DN dệt may Việt Nam. Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thông tin, dệt may Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm 18,6% trong 2 tháng đầu năm 2023. Bangladesh dù vẫn giữ được đà tăng nhưng đã không duy trì được con số xuất khẩu trên 4 tỷ USD/tháng như trong năm 2022. Dệt may Ấn Độ sau khi đi ngang trong tháng 1 đã tiếp tục quay đầu giảm trong tháng 2/2023. Tương tự, Pakistan và Campuchia cũng giảm lần lượt 28% và 23% trong tháng 2/2023.
Theo ghi nhận của ông Vương Đức Anh, tình hình tồn kho tại các nhãn hàng lớn vẫn ở mức cao. Tại nhiều DN, dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận lại giảm sâu. Điển hình như nhãn hàng Adidas, tại thời điểm cuối năm 2022, tồn kho ở mức 5,97 tỷ USD, tăng 49% so với năm 2021. Trong năm 2022, mặc dù doanh thu thuần của Adidas đạt 22,5 tỷ EUR, tăng 6% so với năm 2021, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm tới 83%, chỉ đạt 254 triệu EUR. Nhãn hàng Hanes thậm chí còn lỗ 127 triệu USD trong năm 2022 trong khi năm trước có lãi 77 triệu USD. Tồn kho của DN này cũng tăng gần 25%, lên mức 1,98 tỷ USD. Tương tự, tại thời điểm cuối tháng 2/2023, tồn kho của Nike ở mức 8,9 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022; tồn kho của H&M ở mức 3,93 tỷ USD, tăng 4%...
Trong bối cảnh đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đơn hàng của toàn ngành trong quý 1/2023 giảm 18 – 22% và chưa có dấu hiệu khả quan trong quý 2/2023.
Dù tình hình ngắn hạn chưa có nhiều khởi sắc, song các DN dệt may vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn. Theo đó, các kế hoạch đầu tư, phát triển sản phẩm đáp ứng các xu hướng mới của thị trường vẫn được các DN đẩy mạnh triển khai.
Điển hình như TCM đã và đang nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm thân thiện với môi trường dựa trên xu hướng “xanh hóa” của thời trang thế giới và nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thông qua sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu bền vững. TCM đã xây dựng quy trình sản xuất khép kín từ sợi – đan/dệt - nhuộm – may. Nhờ đó, tỷ lệ khép kín từ sợi trở đi của DN này đạt 35% và từ vải trở đi đạt 85%. Khả năng tự chủ đã giúp TCM có thế mạnh hơn hẳng các DN khác trong ngành và đáp ứng được phần lớn các đơn hàng may tự chủ nguồn nguyên liệu, mang lại biên lãi gộp cao.
Tương tự, ban lãnh đạo Công ty CP Sợi Thế Kỷ cũng tin tưởng vào nhu cầu đối với sợi tái chế trong dài hạn, nên DN này sẽ vẫn tập trung vào sợi tái chế và các sản phẩm sợi tái chế. Hiện giai đoạn 1 của nhà máy Unitex của Sợi Thế Kỷ đang được xây dựng và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào khoảng đầu năm 2024. Tại nhà máy này 60% sẽ được dùng cho sợi tái chế và phần còn lại là sợi nguyên chất chất lượng cao.
Công ty TNG cũng đang đặt ra mục tiêu phát triển bền vững gắn liền với 2 xu thế xanh và tự động hóa. Đầu năm nay, TNG đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị tự động hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào. DN cũng cam kết không sử dụng lò hơi đốt than mà thay thế bằng lò điện để giảm phát thải CO2 mỗi năm, xây dựng lộ trình sử dụng 100% năng lượng tái tạo, sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế cho hoạt động sản xuất kinh doanh... Bên cạnh đó, TNG nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới sử dụng cho ngành may mặc bằng cách tái sử dụng nguyên phụ liệu dư thừa sau sản xuất; góp phần gia tăng giá trị cho DN, giảm thiểu khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên “đường đua xanh”
09:34 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK