Dịch Covid-19 có được coi là “sự kiện bất khả kháng” trong hợp đồng kinh doanh?
![]() |
PGS.TS Đỗ Văn Đại, Trưởng Khoa Luật dân sự - Trường Đại học Luật TPHCM, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). |
Ông nhận định như thế nào về những tác động của đại dịch Covid-19 tới việc thực hiện hợp đồng của các DN?
Với sự xuất hiện của Covid-19, việc thực hiện hợp đồng của DN sẽ gặp 2 loại khó khăn chính sau.
Thứ nhất, chi phí thực hiện hợp đồng tăng lên rất nhiều. Thực tế, để xuất khẩu được, DN phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt về y tế. Thậm chí có thời điểm chưa thể xuất khẩu được mà phải chờ sự cho phép của chính quyền, DN phải chịu thêm các chi phí về bảo quản hàng hóa.
Thứ hai, trong một số trường hợp, DN nhận được yêu cầu của cơ quan hành chính phải dừng thực hiện hợp đồng. Ở đây, hợp đồng không thể thực hiện được trong thời gian mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Với 2 loại khó khăn như trên thì liệu trong điều kiện đại dịch Covid-19 có thể được coi là một sự kiện bất khả kháng hay không, thưa ông?
Sự kiện bất khả kháng được định nghĩa tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 là “sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép”. Như vậy, cần có đồng thời cả 3 điều kiện này thì mới được xem là sự kiện bất khả kháng.
Đối chiếu nội hàm bất khả kháng với Covid-19, ta thấy dù có Covid-19 nhưng nhiều hợp đồng vẫn được thực hiện, buôn bán vẫn có thể được thực hiện, hàng hóa vẫn có thể xuất khẩu. Như vậy, bản thân dịch Covid-19 không phải là sự kiện bất khả kháng.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Covid-19, chính quyền đã ban hành nhiều biện pháp khiến DN đôi khi không thể thực hiện được hợp đồng. Trong trường hợp này, Covid-19 cộng với quyết định của cơ quan Nhà nước có thể là sự kiện bất khả kháng.
Chúng ta không nên lạm dụng, viện dẫn lý do dịch bệnh để khởi động cơ chế bất khả kháng. Vì nếu ai cũng xem Covid-19 là sự kiện bất khả kháng thì không còn hợp đồng nào có thể thực hiện được. Khi đó cuộc sống sẽ bị đình trệ, nhưng trên thực tế, mọi việc vẫn diễn ra theo cách thức khác so với thông thường.
Theo ông, các doanh nghiệp có nên đưa điều khoản bất khả kháng vào hợp đồng để phòng ngừa rủi ro cho tương lai?
Bộ luật Dân sự không có quy định về việc các bên có được thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng hay không (không quy định rõ cho phép hay không cho phép). Tuy nhiên, kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp tại VIAC cho thấy, các hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại thường xuyên có điều khoản về sự kiện bất khả kháng.
Thực tế, đã có Tòa án vận dụng thỏa thuận đó để cho rằng có sự kiện bất khả kháng trong mối quan hệ với Covid-19. Tại Pháp, đã có trường hợp các bên thỏa thuận sự kiện bất khả kháng là sự kiện đến từ bên ngoài, không lường trước được và làm cho hợp đồng không thể thực hiện được trong điều kiện kinh tế hợp lý. Khi có tranh chấp trong bối cảnh Covdi-19, Tòa án Pháp đã cho rằng Covid-19 làm cho chi phí tăng lên, Nhà nước áp đặt những biện pháp hành chính khiến hợp đồng không thể thực hiện được trong bối cảnh kinh tế hợp lý mà các bên đã thỏa thuận nên đã cho rằng có sự kiện bất khả kháng. Hiểu một cách tích cực, bất khả kháng là vấn đề nội bộ của các bên và chúng ta nên theo hướng các bên hoàn toàn có thể định đoạt nó, thỏa thuận về nó.
Tóm lại, dù văn bản chưa quy định rõ, nhưng thực tiễn cho thấy có thể thỏa thuận trong hơp đồng về một hoàn cảnh được coi là sự kiện bất khả kháng. Các bên nên xem lại trong hợp đồng của mình xem điều khoản về bất khả kháng đã đủ rõ để có thể khai thác về Covid-19 hay chưa. Nếu chưa có điều khoản về Covid-19 mà có thể sửa hợp đồng hoặc tạo lập hợp đồng mới thì nên đưa vào hợp đồng nội hàm của sự kiện bất khả kháng trong mối quan hệ với dịch Covid-19.
Ngoài sự kiện bất khả kháng thì trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, hai khái niệm này khác nhau như thế nào, thưa ông?
Bộ luật Dân sự có một quy định mới về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có điểm chung với bất khả kháng ở tính khách quan, tính không lường trước được của sự việc. Tuy nhiên, sự khác biệt là bất khả kháng có thành phần là “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép” (tức không thể thực hiện được); còn trong thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì hợp đồng vẫn có thể thực hiện được nhưng khi thực hiện mà không có sự thay đổi thì một bên sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng như, để thực hiện hợp đồng, bên cung cấp hàng hóa sẽ phải chịu thêm rất nhiều chi phí do dịch bệnh Covid-19.
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản nằm ở khả năng thực hiện hợp đồng: hợp đồng khi có bất khả kháng là không thể thực hiện được còn hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì vẫn có thể thực hiện được.
Khi tham gia xây dựng Điều 420 nêu trên với tư cách là thành viên Tổ biên tập Dự thảo Bộ luật Dân sự và chuyên gia chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Dân sự tại Quốc hội, tôi chưa nghĩ tới dịch bệnh. Tuy nhiên, với quy định khái quát như Điều 420, chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng điều luật này trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Trong trường hợp một DN cho rằng hội tụ các yếu tố của sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhưng phía đối tác lại không chấp nhận thì việc giải quyết tranh chấp nên đi theo hướng nào để đảm bảo lợi ích lâu dài cho DN?
Khi có tranh chấp mà phải đi đến phán quyết của Tòa án hay Trọng tài với một bên thắng, một bên thua thì bên thắng vẫn thể có thiệt hại. Vì nếu DN thắng vụ tranh chấp lại có khả năng mất đi đối tác của mình. Chính vì vậy, phương thức hòa giải nên được khuyến khích và hòa giải ở đây có thể tiến hành trước tố tụng hay trong quá trình tố tụng.
Khi hòa giải thành, hướng giải quyết tranh chấp do các bên quyết định nên yếu tố thắng/thua không tồn tại. Tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, khoảng 1/3 vụ tranh chấp mà tôi tham gia kết thục bằng hòa giải thành. Trong những trường hợp như vậy, cơ hội để các bên tiếp tục giao dịch trong tương lai là rất cao và đây là điểm DN nên tận dụng để xử lý quan hệ của mình, nhất là thông qua chuyên gia có uy tín.
Khi được xin tư vấn hay giải quyết tranh chấp với vai trò là Trọng tài viên, tôi thường đưa ra lời khuyên hòa giải. Thực tế, khi bàn về bất khả kháng, về hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì rủi ro về điều kiện áp dụng rất cao và tốn rất nhiều công sức để chứng minh. Do đó, DN nên thương lượng, tiến hành hòa giải; khi hòa giải thành ta vẫn sẽ có thể tiếp tục cùng làm việc, cùng giao dịch với nhau trong tương lai.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo tìm chủ sở hữu hàng tồn đọng (tháng 7/2025)
16:15 | 18/07/2025 Thông báo

Doanh nghiệp, phương tiện vận tải hàng của Trung Quốc được hoạt động vào sâu lãnh thổ Việt Nam
07:43 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan Hòn Gai duy trì kết nối hỗ trợ doanh nghiệp
09:35 | 17/07/2025 Hải quan

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á
20:26 | 17/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực XX: Chuyển Công an điều tra nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thuế

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Cửa khẩu Hoành Mô áp dụng tờ khai xuất nhập cảnh từ 17/7/2025

Giấu 2kg bạc để vận chuyển trái phép qua biên giới

Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo tìm chủ sở hữu hàng tồn đọng (tháng 7/2025)

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

Cửa khẩu Hoành Mô áp dụng tờ khai xuất nhập cảnh từ 17/7/2025

Bảo đảm hệ thống thuế, đăng ký kinh doanh hoạt động thông suốt

(INFORGRAPHICS): Ông Dương Xuân Sinh làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XII

(INFORGRAPHICS): Ông Bùi Thanh San làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XI

Cần tiếp tục cải cách để người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính ở mọi nơi

Lễ trao giải báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ IX sẽ diễn ra chiều 21/7

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

HDBank ghi dấu ấn mạnh mẽ với ba giải thưởng lớn trong nước và quốc tế

Binh đoàn 20 - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn: Gặp mặt, tặng quà thương binh, con liệt sĩ

Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Đề xuất quyền được ưu tiên thực hiện thủ tục hành chính đối với người nộp thuế tuân thủ tốt

Thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa chất

Gỡ điểm nghẽn pháp lý, hiện thực hóa mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ cao

Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất theo Nghị định 199/2025/NĐ-CP

Doanh nghiệp, phương tiện vận tải hàng của Trung Quốc được hoạt động vào sâu lãnh thổ Việt Nam

Tháo gỡ vướng mắc về đăng ký thuế và quyết toán thuế TNDN cho Quỹ Đầu tư phát triển

Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 500 tỷ USD

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Doanh nghiệp xuất khẩu hộp nhôm sang Hoa Kỳ đối mặt rào cản mới

Bất ổn thuế quan, thủy sản Việt Nam mất ngôi đầu xuất khẩu sang Mỹ

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

Thu hồi kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream do bị kết luận là hàng giả

Giá xăng đồng loạt giảm sau 15h, xuống dưới 20.000 đồng/lít

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể bứt phá, vì sao?

Nhiều cơ sở bị xử phạt vì bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ
