Facebook Twitter youtube Tiktok

Đề xuất 5 chính sách mới nhằm bịt “lỗ hổng” trong thương mại điện tử

Nhằm khắc phục những bất cập trong quản lý thương mại điện tử (TMĐT) như thất thu thuế và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương vừa đề xuất 5 nhóm chính sách trọng tâm tại cuộc họp Hội đồng thẩm định chính sách Luật TMĐT.
Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu hàng Việt Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử Triển vọng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong quý II/2025
Đề xuất 5 chính sách mới nhằm bịt “lỗ hổng” trong thương mại điện tử
Nguồn: Bộ Tư pháp

Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định chính sách Luật TMĐT ngày 6/5/2025, Bộ Công Thương đề xuất 5 nhóm chính sách lớn nhằm giải quyết những bất cập hiện nay trong hoạt động TMĐT, đặc biệt là tình trạng thất thu thuế và quyền lợi người tiêu dùng chưa được bảo đảm.

Một trong những trọng tâm là xử lý khoảng trống về các khái niệm trong pháp luật hiện hành. Việc này nhằm thống nhất cách hiểu và áp dụng, tạo nền tảng để thực thi pháp luật hiệu quả và đồng bộ hơn. Bộ Công Thương cũng cho rằng, đây là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp hoạt động đúng luật.

Nhóm chính sách thứ hai được đề cập là quy định rõ ràng hơn về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động TMĐT. Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng và chống thất thu thuế được đặt lên hàng đầu. Việc xác định trách nhiệm cụ thể sẽ giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý.

Theo Bộ Công Thương, nhiều mô hình kinh doanh mới đang xuất hiện như bán hàng qua mạng xã hội, livestream, nền tảng xuyên biên giới... khiến việc xác định trách nhiệm ngày càng cấp thiết. Đề xuất mới nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp và cá nhân lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn tránh thuế hoặc cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng.

Nhóm chính sách thứ ba là thể chế hóa và khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ TMĐT, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia. Việc tạo môi trường pháp lý rõ ràng sẽ giúp các dịch vụ vận chuyển, thanh toán, kho bãi, xác thực… hoạt động hiệu quả, góp phần vào sự phát triển tổng thể của hệ sinh thái TMĐT.

Chính sách thứ tư liên quan đến giao kết và chứng thực hợp đồng điện tử. Mục tiêu là hoàn thiện hành lang pháp lý để đảm bảo tính pháp lý và an toàn cho các giao dịch trực tuyến. Khi hợp đồng điện tử được công nhận rõ ràng, người mua và người bán sẽ yên tâm hơn trong việc giao dịch qua mạng.

Chính sách thứ năm nhấn mạnh đến việc khuyến khích TMĐT phát triển bền vững. Theo Bộ Công Thương, việc hoàn thiện chính sách không chỉ giải quyết bài toán quản lý, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người tiêu dùng.

Góp ý tại cuộc họp Hội đồng, ông Phạm Đình Thưởng, đại diện Hiệp hội TMĐT cũng cho rằng: Cần tăng cường quản lý nhà nước đối với các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT; tăng cường quản lý nhằm đảm bảo 2 mục tiêu thu thuế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Bên cạnh đó, ông Thưởng đề xuất cần có chính sách để khuyến khích xuất khẩu thông qua hoạt động TMĐT, trong đó nghiên cứu để đưa ra chính sách cho các sàn TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam.

Ông Phạm Văn Hùng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị cần bổ sung chính sách để bảo đảm bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động TMĐT xuyên biên giới; cắt giảm các thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm…

Ông Nguyễn Nam Tuấn Anh, Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ đồng tình với sự cần thiết xây dựng chính sách bởi hiện nay thị trường giao dịch phát triển rất nhanh; đánh giá cao sự tiếp thu góp ý của Bộ Công Thương; đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo gia cố thêm quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền. Theo ông Tuấn Anh, hồ sơ Bộ Công Thương làm rất công phu, kỳ công, đủ điều kiện trình Chính phủ.

Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Nam Tuấn Anh cho rằng, hồ sơ Bộ Công Thương chuẩn bị kỳ công và hoàn toàn đủ điều kiện để trình Chính phủ xem xét. Sự đồng thuận từ các bộ, ngành liên quan cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hoàn thiện chính sách TMĐT trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đánh giá chính sách cơ bản phù hợp với chủ trương, pháp luật hiện hành nhưng đề nghị bổ sung Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú lưu ý, chính sách cần làm rõ mục tiêu thúc đẩy TMĐT và kinh tế tư nhân, đồng thời rà soát tính tương thích với định hướng cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp và phân quyền.

Hoàng Bảo

Tin liên quan

Hành trình tháng 7 của ngành Thuế trên mảnh đất thiêng Quảng Trị, Hà Tĩnh

Hành trình tháng 7 của ngành Thuế trên mảnh đất thiêng Quảng Trị, Hà Tĩnh

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đoàn công tác của Cục Thuế do Cục trưởng Mai Xuân Thành dẫn đầu đã có hành trình tri ân tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Hà Tĩnh.
TP.Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về thuế

TP.Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về thuế

Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trong tháng cao điểm trên 228 tỷ đồng, trong đó riêng vi phạm về thuế đã chiếm 206 tỷ đồng.
Thu ngân sách trên địa bàn Gia Lai đạt gần 3.500 tỷ đồng

Thu ngân sách trên địa bàn Gia Lai đạt gần 3.500 tỷ đồng

Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, việc quản lý và thu ngân sách nhà nước luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi sự linh hoạt và hiệu quả cao từ các cơ quan chức năng. Tại Gia Lai, với sự nỗ lực của tập thể công chức thuế nên tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm trên địa bàn đạt 3.435 tỷ đồng, bằng 55,2 dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và bằng 101,7% so với cùng kỳ.
Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn

Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn

Doanh số toàn ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng gần 42% trong nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, phía sau con số ấn tượng này là thực tế báo động, so với cùng kỳ năm 2024, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn. Cuộc đua giành thị phần ngày càng gay gắt, đặc biệt với sự bứt tốc mạnh mẽ của TikTok Shop, đang đẩy các nhà bán hàng nhỏ vào thế yếu.
TikTok Shop bứt phá thị phần, Shopee và Lazada vào thế phòng thủ

TikTok Shop bứt phá thị phần, Shopee và Lazada vào thế phòng thủ

Nửa đầu năm 2025, TikTok Shop ghi nhận tăng trưởng doanh số ấn tượng, nâng thị phần lên 39% và rút ngắn đáng kể khoảng cách với Shopee. Trong khi đó, Lazada và Tiki chứng kiến sự sụt giảm mạnh, chỉ còn nắm giữ 3% thị phần toàn ngành.
Doanh nghiệp Việt bứt phá với Amazon và thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt bứt phá với Amazon và thương mại điện tử

Hơn 300% là mức tăng trưởng số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên Amazon trong 5 năm qua. Điều này cho thấy, tiềm năng, dư địa phát triển thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn.
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, lên sàn số

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, lên sàn số

Thời gian tới, Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, mở rộng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương mại điện tử (TMĐT).
Sơn La gắn phát triển sản phẩm nông thôn tiêu biểu với thương mại điện tử

Sơn La gắn phát triển sản phẩm nông thôn tiêu biểu với thương mại điện tử

Sơn La đang tích cực phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu gắn với nông nghiệp sạch và thương mại điện tử (TMĐT). Nhiều sản phẩm đặc sản vùng cao được quảng bá trên sàn TMĐT, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao giá trị hàng hóa địa phương.
Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Hình thành xu hướng mua sắm online thông minh

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, nhưng đi kèm với đó là mối lo ngày càng lớn của người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái. Trước thực trạng này, hàng triệu người Việt đang dần trở thành những người tiêu dùng thông thái, chủ động “nâng cấp” kiến thức mua sắm online để tự bảo vệ mình.
Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Tái thiết hành vi tiêu dùng: Hướng tiếp cận mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Giữa bối cảnh người tiêu dùng siết chặt chi tiêu, Shopee đang tái định hình trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách loại bỏ rào cản phí vận chuyển, với chính sách “Freeship 0Đ mọi đơn”. Chương trình này không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm, mà còn tạo động lực tiêu dùng và hỗ trợ nhà bán hàng tăng trưởng doanh số.
Siết hàng giả, minh bạch nguồn gốc: Bước ngoặt trong cuộc chơi thương mại điện tử

Siết hàng giả, minh bạch nguồn gốc: Bước ngoặt trong cuộc chơi thương mại điện tử

Áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và yêu cầu minh bạch thông tin sản phẩm không chỉ giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm, mà còn tạo ra bước ngoặt trong cuộc chơi thương mại điện tử (TMĐT).
Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp nhỏ học cách “vượt bão” trên sàn thương mại điện tử

Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo TP Hồ Chí Minh - SIHUB (Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh) vừa phối hợp cùng Học viện Kỹ năng VTALK và Dự án phi lợi nhuận Hành trình Khởi lửa Hành trang (SFVN) tổ chức buổi đào tạo đặc biệt về thương mại điện tử (TMĐT). Sự kiện cung cấp kiến thức thực tiễn, giúp hàng trăm học viên hiểu rõ cách vận hành hiệu quả trên TikTok và các nền tảng TMĐT trong năm 2025.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Trong làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Diễn đàn Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ số Việt Nam 2025 (ngày 4 - 6/9/2025) là điểm hẹn quan trọng để kết nối, chia sẻ giải pháp và thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT Việt Nam vươn ra thế giới.
Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chuyển đổi số được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu cá nhân bị mua bán trái phép, hàng chục triệu tài khoản rò rỉ thông tin. Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện sâu rộng.
Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Với tiềm năng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đề xuất hỗ trợ các xã, phường trên cả nước bán nông sản qua kênh trực tuyến đang mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Thị trường căn hộ đã phục hồi rõ rệt

Thị trường căn hộ đã phục hồi rõ rệt

Thị trường căn hộ chung cư dẫn đầu mức độ quan tâm.
Thu nội địa trên địa bàn Quảng Ninh đạt 21.056 tỷ đồng

Thu nội địa trên địa bàn Quảng Ninh đạt 21.056 tỷ đồng

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện đạt 21.056 tỷ đồng, bằng 56% dự toán, bằng 108% so với cùng kỳ.
Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn

Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn

Theo Metric.vn, so với cùng kỳ năm 2024, có hơn 80.000 gian hàng trên sàn TMĐT đã không còn hoạt động hoặc không phát sinh đơn hàng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử trong thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử trong thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Cục Thuế vừa có hướng dẫn việc sử dụng biên lai điện tử để thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo đề nghị.
Thị trường bất động sản thương mại bán lẻ duy trì đà tăng trưởng

Thị trường bất động sản thương mại bán lẻ duy trì đà tăng trưởng

Thị trường bất động sản thương mại bán lẻ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2025.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
Phiên bản di động