Để thoát nguy cơ “sập” bẫy thu nhập trung bình
Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là |
Nguy cơ tụt hậu
Trong 10 năm qua, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình khoảng 6-7% một năm, cao gấp 10 lần so với các nước đã phát triển có tốc độ tăng trưởng từ 0,5-1% một năm. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần 5 lần, tỷ lệ đói nghèo giảm từ mức rất cao là 53% năm 1992 (tính theo mức 1,9 USD/ngày và theo tỷ giá PPP năm 2011), giảm 10 lần còn 5,23% năm 2018, và trở thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp, tầng lớp trung lưu cũng tăng lên hơn 15% dân số.
Vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong Báo cáo “Việt Nam 2035 – Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”) đã đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người tăng từ 1.332 USD năm 2010 lên hơn 3.000 USD năm 2020. Kịch bản tăng trưởng được cơ quan này đưa ra là nếu đạt mức tăng trưởng trên 7%/năm, GDP theo đầu người sẽ đạt xấp xỉ 22.200 USD, tương đương với mức thu nhập của Hàn Quốc năm 2002 hoặc của Malaysia năm 2013. Còn nếu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn đó sẽ giúp Việt Nam đuổi kịp Indonesia và có thể vượt Philippines vào năm 2035.
Tuy nhiên, dù có nhiều kết quả tích cực, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng, Việt Nam vẫn chưa thực sự tăng trưởng đủ nhanh để bắt kịp các quốc gia đã phát triển. Bà Thạch Lê Anh, Chủ nhiệm Vietnam Silicon Valley (VSV) cho biết, tốc độ tăng trưởng trung bình của Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 1968-1997 là 15% giúp cho GDP bình quân đầu người tăng từ 189 USD lên 12.131 USD. Như vậy, so với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ bắt kịp với GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 1997 vào năm 2048 tức là phải đến sau 30 năm nữa.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, thời gian gần đây tốc độ tăng GDP của nước ta đang có xu hướng chững lại, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài của Việt Nam còn yếu, năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn hạn chế… khiến nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cải thiện nhân lực cho thu nhập cao
Chia sẻ kinh nghiệm thoát “bẫy” của Hàn Quốc, GS. Sungchul Chung, Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST) cho biết, Hàn Quốc từng là một trong những nền kinh tế nghèo nhất thế giới với thu nhập quốc dân (GNP) bình quân đầu người là 82 USD, chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 60% việc làm... Nhận thấy thực trạng này, Hàn Quốc quyết định chuyển hướng tăng trưởng dựa vào công nghệ thông tin, vì đây là ngành tận dụng được tri thức và không tốn nhiều lao động. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh công tác đổi mới, sáng tạo dựa trên khu vực tư nhân, giúp đưa Hàn Quốc trở thành “đối thủ” lớn về công nghệ thông tin trên toàn cầu. Nhưng nguồn nhân lực vẫn là "chìa khóa" để hiện thực hóa nền kinh tế công nghệ thông tin.
Còn về phía Malaysia, ông K. Yogeevaran, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp trồng trọt và Hàng hóa Malaysia cho biết, Malaysia đã mất 27 năm để đi từ một nền kinh tế thu nhập thấp lên thu nhập trung bình, và mất 22 năm để đi từ một nền kinh tế có thu nhập trung bình lên thu nhập cao. Để làm được điều này, Malaysia đã chuyển sang các ngành công nghệ cao, công nghệ phức hợp có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ cho chế tạo và chế biến, tuy nhiên cần phải giải quyết được chênh lệch thu nhập, chênh lệch vùng miền. Malaysia cũng đã thiết kế chương trình cụ thể nhằm tập trung vào các hoạt động phát triển kinh tế kinh doanh nhằm có được thu nhập cho người dân, quan tâm nhiều hơn đến nhóm thu nhập thấp.
Đặc biệt, cũng theo vị này, trong thời gian đầu, Malaysia tập trung thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng chủ yếu là vào công trình vật chất, thâm dụng lao động. Trong khi để thành nước thu nhập cao, các nước cần giải quyết vấn đề về tiền lương, thị trường lao động. Vì thế, Malaysia đã tập trung vào đào tạo dạy nghề, bởi việc chỉ chú trọng vào đào tạo đại học mà không quan tâm đến đào tạo nghề sẽ tạo ra sự mất cân đối ở thị trường lao động.
Từ những kinh nghiệm này cho thấy, Việt Nam vẫn còn nhiều “lỗ hổng” để tiến lên mức thu nhập cao hơn và thoát bẫy thu nhập trung bình.
Theo TS. Jan Rielaender, Trưởng Bộ phận Đánh giá quốc gia đa chiều (MDCR) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vấn đề việc làm hay ô nhiễm môi trường do tăng trưởng nhanh gây ra đang là thách thức đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách phải có kế hoạch phát triển gắn với giảm thiểu tác động môi trường, đặc biệt ở các thành phố lớn. Đặc biệt, về mặt thể chế, Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch và khả đoán trong việc thực thi pháp luật, để doanh nghiệp nắm bắt thị trường vận hành ra sao và cho đúng theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn khuyến cáo Việt Nam nên phát triển theo định hướng kinh tế thị trường nhiều hơn. Ông Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển nhìn nhận, chất lượng của thể chế kinh tế thị trường vẫn còn thấp và chưa đồng đều ở các ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra trước mắt là phải nhanh chóng hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế một cách thực chất để nhanh chóng định hình mô hình tăng trưởng kinh tế mới, dựa trên tăng năng suất lao động, trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất cao.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK