Để chính sách giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp đi vào cuộc sống
Dự kiến chính sách giảm thuế GTGT sẽ có tác động giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2022 khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ST |
Giảm để tăng
Theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua, sẽ giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong năm 2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%). Chính sách này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 1/2/2022 đến hết 31/12/2022.
Nếu như trước đây việc giảm giá thuế GTGT chỉ được thực hiện với một số hàng hóa thì nay đã mở rộng ra hầu hết các đối tượng sản xuất kinh doanh nên hiệu ứng với nền kinh tế là rất lớn. Việc giảm thuế này được kỳ vọng sẽ giúp giảm giá thành dịch vụ, từ đó kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Chính vì vậy, đây được xem là chính sách cần thiết để vực dậy nền kinh tế đang khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Có thể lấy ví dụ, Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Bản hiện đang kinh doanh nhiều mặt hàng, thiết bị điện tử phục vụ người tiêu dùng. Theo tính toán, khi được giảm 2% thuế GTGT từ tháng 2, doanh nghiệp này sẽ được giảm khoảng 1 tỷ đồng tiền thuế. Còn với người tiêu dùng, khi mua 1 sản phẩm có giá khoảng 1,5 triệu đồng của doanh nghiệp này cũng sẽ được giảm giá gần 30 nghìn đồng từ việc giảm thuế GTGT. Theo chia sẻ của đại diện doanh nghiệp này, việc hàng hóa được giảm giá sẽ kích thích người tiêu dùng hồ hởi mua hàng nhiều hơn. Nhờ đó cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, gói hỗ trợ này đã nhấn mạnh vai trò của chính sách tài khóa. Nếu trước đây, các gói hỗ trợ lấy trụ cột là giãn, hoãn (tạm thời chưa thu vào ngân sách nhà nước) thì nay Nhà nước đã quyết tâm giảm các khoản thu vào ngân sách nhà nước.
“Trước đây cũng có các chính sách miễn, giảm thuế, phí, các nguồn động viên nhưng chỉ tập trung vào thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khó khăn, khủng hoảng, còn lần này giảm thẳng vào thuế gián thu mà ở đây là thuế GTGT. Thuế suất GTGT phổ thông hiện nay là 10%, nên khi giảm 2% sẽ có tác động đến toàn bộ giao dịch trên thị trường. Như vậy, người bán có điều kiện không phải tăng giá khi mà sức ép về chi phí tăng cao, thách thức còn nhiều. Khả năng tiêu thụ theo đó cũng được hỗ trợ mạnh mẽ. Với người tiêu dùng trước sức ép về thu nhập, nếu được giảm 2% thuế GTGT, đồng nghĩa họ sẽ trực tiếp tiết kiệm được 2% chi tiêu.
Theo Bộ Tài chính, dự kiến chính sách giảm thuế GTGT sẽ có tác động giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2022 khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận, giải pháp giảm thuế GTGT có ý nghĩa rất tích cực vì nó có thể triển khai ngay, đi vào cuộc sống rất nhanh. "Giảm để tăng bởi lẽ khi giảm thì hoạt động kinh doanh diễn ra sôi nổi hơn, doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn. Khi các hoạt động kinh tế được thúc đẩy phát triển hơn thì sẽ đóng thuế trở lại", ông Đậu Anh Tuấn nói.
Đặc biệt, ông Vũ Đình Ánh cũng nhận định, việc giảm thuế GTGT sẽ giúp kiềm chế, kiểm soát tăng chỉ số giá tiêu dùng. Bởi lẽ, việc giảm 2% thuế GTGT sẽ giúp đạt 2 mục tiêu là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ phía sản xuất kinh doanh, từ phía tiêu dùng và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Có thể nói, đây là một lựa chọn chưa từng có trong việc hỗ trợ thông qua việc giảm sắc thuế phổ biến nhất, tác động rộng rãi nhất, rõ ràng nhất đến thị trường.
Cần phương thức quản lý chặt chẽ
Một trong những nội dung quan trọng khi triển khai gói hỗ trợ là phải đảm bảo thực chất và hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần làm gì để gói hỗ trợ này đạt được mục tiêu đề ra? Chính vì vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi Nghị quyết số 43/2022/QH15 ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định này đã quy định tương đối rõ ràng các đối tượng được thụ hưởng chính sách giảm thuế này, đồng thời cũng hướng dẫn cụ thể việc xuất hoá đơn.
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cách thiết kế chính sách lần này rất hay. “Chúng ta không đưa ra quy định ai là người được hỗ trợ mà ta chỉ ra đối tượng nào không được hỗ trợ. Số này rất ít, đó là nhóm các doanh nghiệp đang có lợi thế trong đại dịch như lĩnh vực kinh doanh tài chính – ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, viễn thông… Số còn lại đương nhiên được hưởng hỗ trợ, không cần xin – cho gì cả. Với cách thiết kế này thì việc kiểm soát không còn quá khó khăn”, ông Cường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, sẽ có tình trạng cùng thuộc đối tượng nhưng có người tiếp cận được dễ dàng và được hỗ trợ nhiều nhưng có người không tiếp cận được hoặc được hỗ trợ không đáng kể. Vì vậy, phải có một phương thức hành động khác đi trong kiểm soát các chương trình hỗ trợ.
“Hiện nay, chúng ta có thể thấy được lợi thế của chuyển đổi số, của không dùng tiền mặt. Đây là cơ hội tốt để ta làm mạnh hơn việc kiểm soát nghiêm ngặt các giao dịch không dùng tiền mặt. Chúng ta phải thay đổi căn bản các phương thức quản lý, quản trị, kiểm soát chính sách”, ông Cường phân tích.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics