Đàm phán hạt nhân Iran vẫn “rất khó khăn”
Tại vòng đàm phán mới đây nhất, Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đã không thể đạt một thỏa thuận. Các nhà ngoại giao cấp cao khẳng định đang tiến rất gần đến một thỏa thuận tạm thời, theo đó yêu cầu Iran hạn chế hoặc phong tỏa một phần chương trình hạt nhân của nước này để đổi lại việc quốc tế nới lỏng một số biện pháp trừng phạt nghiêm khắc mà nước này đang phải gánh chịu. Nhà đàm phán cấp cao của Iran Abbas Araqchi cho rằng vòng đàm phán tới sẽ rất khó khăn và không một thỏa thuận nào sẽ đạt được nếu các quyền được tiến hành chương trình hạt nhân và làm giàu urani của Iran không được đảm bảo.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phát động một chiến dịch thuyết phục các cường quốc thế giới thắt chặt các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân được đề xuất với Iran trước khi các cuộc đàm phán được nối lại vào ngày 20-11 tới. Sau cuộc họp với Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 17-11 - một phần trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày của ông Hollande tới Israel - Thủ tướng Netanyahu theo kế hoạch sẽ tới Moskva để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và trở lại Israel để gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào ngày 22-11 tới.
Ông Netanyahu đã chỉ trích đề xuất thỏa thuận nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế với Iran nếu nước này ngừng một phần chương trình hạt nhân. Đề xuất này sẽ được đưa ra thảo luận ở vòng đàm phán tới giữa nhóm P5+1và Tehran. Theo ông Netanyahu, các biện pháp trừng phạt cứng rắn không những phải được duy trì mà cần được tăng cường cho đến khi Iran hủy bỏ hoàn toàn chương trình làm giàu urani của nước này.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đảm bảo với Israel rằng Pháp sẽ tiếp tục phản đối việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Iran cho đến khi Paris tin rằng Tehran chấm dứt việc theo đuổi vũ khí hạt nhân. Ông Hollande đã đưa ra 4 yêu cầu mà ông cho rằng phải được đáp ứng trước khi có thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Netanyahu, Tổng thống Hollande cho biết Pháp ủng hộ một thỏa thuận tạm thời nhưng dựa trên cơ sở 4 điểm gồm các hệ thống hạt nhân của Iran phải được đặt dưới sự giám sát quốc tế ngay lập tức; Iran phải đình chỉ các hoạt động làm giàu urani cấp độ 20%; Iran phải cắt giảm kho hạt nhân hiện nay và Iran phải ngừng việc xây dựng lò phản ứng nước nặng Arak.
Theo nhận định của các nhà phân tích, thông qua việc bày tỏ thái độ cứng rắn với Iran, Pháp có thể làm hài lòng các nước vùng Vịnh, trong đó đặc biệt là Saudi Arabia, nước đang rất lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Từ đó, Pháp sẽ không chỉ được hưởng lợi từ các hợp đồng thương mại mà còn là các hợp đồng bán vũ khí cho các quốc gia trong khu vực này. Tuy nhiên, có những lời đồn đoán tại Iran cho rằng động thái trên của Pháp là nhằm dồn Iran vào thế bí, và tạo điều kiện để phương Tây đưa ra các điều kiện có lợi cho họ hơn trong cuộc đàm phán sắp tới với Iran.
Một yếu tố nữa có thể lí giải cho sự phản đối mạnh mẽ của Pháp là do nước này lo ngại có thể mất đi thị trường Iran đầy tiềm năng. Pháp là nước đang được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt mà cộng đồng quốc tế áp đặt với Iran nhờ việc đã bán được những công nghệ có phần lỗi thời của mình cho Iran, và còn được tạo điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực dầu khí của Iran. Người Pháp hiểu rằng một khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, chắc chắn Mỹ sẽ không bỏ ngỏ thị trường béo bở này. Vì vậy, Pháp đã chuẩn bị sẵn mọi thứ để "mặc cả" với Mỹ trong việc phân chia thị trường Iran.
Q.T
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK