Đại gia bán lẻ từ Mexico, Chile tới Việt Nam tìm mua hàng hóa
Walmart ưu tiên tìm kiếm 6 ngành hàng trước thềm đại sự kiện thu mua tại Việt Nam Sourcing Aeon sẽ đưa đại diện thu mua từ nhiều nước sang Việt Nam tìm nguồn cung |
![]() |
Doanh nghiệp Việt Nam kết nối trực tiếp với các tập đoàn bán lẻ tại Mỹ Latinh. Ảnh: N.H |
Thông tin được ghi nhận tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Mỹ Latinh năm 2023 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TPHCM tổ chức ngày 14/9.
Đưa hàng Việt vào các siêu thị hàng đầu Mỹ Latinh
Là thương hiệu bán lẻ hàng phi thực phẩm lớn nhất tại Mexico, bà Verónica Alcaraz Silva, Quản lý nguồn cung Tập đoàn Coppel Mexico cho biết, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được bày bán tại hệ thống siêu thị của Coppel như da giày, thời trang. Bà Verónica Alcaraz Silva mong muốn kết nối thêm nhiều nhà cung cấp của Việt Nam. Theo đó, thương mại điện tử có thể là giải pháp hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận với thị trường Mexico.
Ông Federico Bucher, Giám đốc khu vực châu Á, Tập đoàn Cencosud Chile cũng cho biết, Cencosud là tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Chile và được biết đến là 1 trong 100 tập đoàn bán lẻ lớn nhất Mỹ Latinh với chi nhánh rộng khắp tại nhiều quốc gia trong khu vực. Hiện nguồn cung hàng hóa cho Cencosud chủ yếu được mua từ Trung Quốc, Bangladesh và chỉ có khoảng 5% là mua từ các nước Đông Nam Á.
Trong đó, Cencosud mới chỉ mua một vài mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, nội thất, trang trí sân vườn từ Việt Nam. Tuy nhiên, Cencosud đang muốn tìm kiếm nguồn cung ứng các mặt hàng quần áo, đồ điện gia dụng, hàng thời trang tại Việt Nam.
Tương tự, bà Roberta Guttler Difini, đại diện Tập đoàn may mặc Brazil Renner cũng cho biết, doanh nghiệp này đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để tìm kiếm nhà cung ứng sản phẩm dệt may. Điều này đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của Renner đối với thị trường Việt Nam.
Nhiều thị trường mới nổi đầy tiềm năng
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, từ nhiều năm nay, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latinh đã không ngừng được phát triển và mở rộng, bất chấp nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường. Trong 5 năm từ 2018 đến 2022, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 1,5 lần, lên mức 23 tỷ USD vào năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ Latinh đạt 12,3 tỷ USD; nhập khẩu từ Mỹ Latinh đạt 10,4 tỷ USD. Đáng chú ý, bên cạnh các thị trường có kim ngạch trao đổi hàng đầu tại khu vực như Brazil, Mexico, Argentina, Chile, nhiều thị trường mới nổi như Panama, Colombia, Peru đã và đang trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại của Việt Nam với Mỹ Latinh với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây.
Không chỉ là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, da giày, nông thủy sản…, theo ông Linh, Mỹ Latinh còn là khu vực cung ứng nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành sản xuất của Việt Nam, với các sản phẩm thế mạnh như ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi…
Việt Nam cũng đã triển khai thực hiện một số dự án đầu tư quan trọng tại Mỹ Latinh với số vốn hàng trăm triệu USD như các dự án phát triển mạng viễn thông của Tập đoàn Viettel tại Peru và Haiti, các dự án của Tổng Công ty Viglacera và Công ty Thái Bình tại Cuba trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng… Ở chiều ngược lại, tính đến hết năm 2022 có 21 quốc gia Mỹ Latinh đầu tư tại Việt Nam với 117 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 673 triệu USD.
8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ Latinh đạt 13,4 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù vậy, một tín hiệu tích cực là đà giảm xuất nhập khẩu đang được thu hẹp dần so với những tháng đầu năm và vẫn có một số thị trường có kim ngạch 8 tháng đạt tăng trưởng dương so với cùng kỳ 2022 như Panama, Puerto Rico, Honduras, Nicaragua, Bolivia… Qua đó cho thấy thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ Latinh đang có dấu hiệu phục hồi.
Riêng về thị trường Chile, trao đổi tại diễn đàn, ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng Phòng Giám sát quản lý về Hải quan - Cục Hải quan TPHCM đặt vấn đề về việc Trung Quốc đã ký kết nhiều FTA với khu vực Mỹ Latinh, giúp hàng hóa của thị trường này có thế mạnh khi đi vào các thị trường như Chile. Tuy nhiên, ông Thiện cũng chỉ ra rằng, ngoài FTA song phương với Chile, Việt Nam và Chile còn cùng là thành viên của CPTPP. Điều này sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là về thuế quan.
Làm rõ vấn đề này, bà Sài Thị Thuy Thủy, Tham tán thương mại Việt Nam tại Chile cho biết, FTA song phương Việt Nam – Chile có hiệu lực từ tháng 1/2014 đã tạo tiền đề rất tốt cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Chile. Hiện thuế suất của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Chile đều có thuế suất bằng 0.
Nhờ đó, nếu như năm 2013, kim ngạch thương mại song phương 2 nước chỉ dừng ở con số 500 triệu USD với cán cân nhập siêu thuộc về Việt Nam thì đến năm 2022 đã vượt 2 tỷ USD.
“Chile dù là thị trường nhỏ với 19 triệu dân nhưng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam tại Mỹ Latinh chỉ sau Brazil và Mexico. Việt Nam đã tận dụng rất tốt FTA song phương với Chile. Từ sau khi FTA này có hiệu lực, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Chile đã chuyển sang xuất siêu với mức thặng dư năm 2022 là hơn 1,3 tỷ USD” – bà Thủy chia sẻ.
Về CPTPP, do Chile là nước phê duyệt khá muộn nên hiệp định này chỉ mới có hiệu lực tại Chile từ tháng 2 vừa qua. Thêm vào đó, nhưng ưu đãi thuế quan của CPTPP so với FTA song phương không nhiều do FTA song phương đã thực thi được gần 10 năm và hầu hết mức thuế đã về 0. Tuy nhiên, bà Thủy đánh giá, do CPTPP có nhiều nước thành viên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng sự đa dạng về nguồn cung để đáp ứng tiêu chuẩn về C/O trong CPTPP một cách tốt hơn so với FTA song phương.
Ngoài ra, CPTPP cũng mở ra cơ hội đầu tư bởi Chile là nước xuất khẩu đồng lớn nhất thế giới, Chile cũng là nhà cung cấp gỗ xẻ rất lớn cho ngành sản xuất nội thất của Việt Nam. Đặc biệt, Chile cũng có nguồn cung lithium rất lớn. Việt Nam có thể tận dụng CPTPP để tìm thêm nguồn cung lithium cho các ngành như xe điện và những ngành cần tới nguồn nguyên liệu quý hiếm này.
Tin liên quan

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc
16:26 | 12/05/2025 Cần biết

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
10:13 | 12/05/2025 Xu hướng

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%
21:22 | 08/05/2025 Xu hướng

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
