Covid-19: “Cú sốc lớn” đối với Nga và phép thử bản lĩnh của ông Putin
![]() |
Chính phủ Nga đã ban hành nhiều gói hỗ trợ các hộ gia đình và những doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: THX. |
Nga đã tiến đến mốc “nghiệt ngã” vào cuối tuần qua khi nước này ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục trong 1 ngày với 10.633 trường hợp. Tính đến ngày 5/5, Nga có tổng cộng 145.268 ca mắc và 1.356 ca tử vong, nằm trong top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, theo thống kê của Worldometers. Trong khi đó, thiệt hại do Covid-19 gây ra đối với lĩnh vực kinh tế ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cú sốc lớn về kinh tế
Trong một phát biểu trên truyền hình vào tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, ông chưa từng chứng kiến cuộc khủng hoảng nào như đại dịch Covid-19.
“Tôi chưa từng chứng kiến bất cứ điều gì như vậy”, ông Anton Siluanov nói, và cho biết thêm giá dầu mỏ trên toàn cầu đã giảm mạnh. Dầu mỏ vốn là 1 trong những nguồn thu chính của Nga, từng tạo ra “cú hích lớn” cho nền kinh tế của nước này.
Tổng thống Putin đang phải đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng do thiệt hại lớn về mặt kinh tế khi biện pháp phong tỏa kéo dài. Bộ trưởng Lao động Nga tuần trước dự báo sẽ có khoảng 6 triệu người thất nghiệp tại quốc gia này. Nhiều người trong số này sẽ chỉ đủ điều kiện nhận trợ cấp tối đa 200 USD mỗi tháng. Những người khác tự điều hành công việc kinh doanh có thể không nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào.
“Họ không thể “sống sót” trong tình hình này nếu biện pháp phong tỏa kéo dài”, chính trị gia đối lập Dmitry Gudkov cho biết.
Theo tờ Washington Post, kinh tế Nga đang phải hứng chịu khủng hoảng kép do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá dầu thô sụt giảm. Nhà kinh tế Sergei Guriev, giáo sư tại Viện nghiên cứu chính trị Paris nhấn mạnh: “Nga đang phải chịu một cú sốc chưa từng có. Giá dầu vốn đã xuống mức thấp chưa từng có và đây là biến cố hoàn toàn mới. Sau đó là ảnh hưởng của đại dịch, rồi đến cuộc khủng hoảng kinh tế”.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Tổng thống Putin khuyến khích người lao động ở nhà trong thời gian trong thời gian cách ly xã hội, song vẫn yêu cầu người sử dụng lao động chi trả đầy đủ lương cho họ. Biện pháp này đã tạo gánh nặng lớn đối với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang đối mặt với việc chi trả các khoản phí thuê mướn và khoản vay trong khi không có thu nhập.
Tổng thống Putin đã công bố một số nỗ lực nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, trong đó có gói hỗ trợ cho các gia đình có trẻ nhỏ, hoãn thuế và hoãn chi trả các khoản vay cho những doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên ông Putin vẫn chưa triển khai gói kích cầu kinh tế quy mô lớn như ở Mỹ và châu Âu để thúc đẩy cỗ máy kinh tế vào guồng nhanh chóng.
Nhà kinh tế Sergei Guriev nhận định, Tổng thống Putin coi ngành công nghiệp xây dựng và công nghiệp ô tô là các động lực chính để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng nhưng biện pháp phong tỏa đã khiến nhiều họ gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn đến mức họ không có đủ tiền để chi tiêu hàng ngày chứ đừng nói đến việc mua một chiếc ô tô hay căn hộ mới.
Trước đó hồi tháng 3/2020, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết, dự trữ đặc biệt của Nga sẽ có đủ trong khoảng 6 đến 10 năm, đủ để chờ cho đến khi giá dầu phục hồi. Tuy nhiên, nhà phân tích Guriev lại cho rằng, nguồn dự trữ của nước này có thể cạn kiệt sớm hơn, có lẽ chỉ duy trì được đến cuối năm nay.
“Sợ rằng họ sẽ cạn kiệt ngân quỹ trước khi giá dầu phục hồi. Nhiều người Nga hiện tại không có thu nhập, không có tiền tiết kiệm vì thế họ không có đủ đồ ăn. Chính phủ nên làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ”.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 5,5% trong năm nay, còn các chuyên gia kinh tế khác cho rằng Nga sắp có cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.
Phép thử đối với Tổng thống Putin
Cuộc khủng hoảng cũng đặt ra nhiều thách thức về mặt chính trị đối với Tổng thống Putin. Trong một khảo sát mới do Tổ chức thăm dò độc lập Levada-Center của Nga công bố, 46% số người được hỏi nói rằng chính phủ Nga đã phản ứng phù hợp với dịch bệnh Covid-19.
Dịch bệnh đã làm giảm tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Putin – nhà lãnh đạo từ trước đến nay luôn được sự đánh giá cao của công chúng. Vào tháng 3/2020, khi giới chức Nga thừa nhận sự lan rộng của virus SARSS-CoV-2 tại nước này, Tổ chức Levada Levada-Center cho biết, tỷ lệ ủng hộ ông Putin giảm xuống còn 63%, mức giảm chưa từng thấy kể từ năm 2013.
Virus SARS-CoV-2 đã “tấn công” Moscow – trung tâm chính trị trọng yếu của Nga. Theo số liệu chính thức, khu vực thủ đô này chiếm khoảng 1 nửa số trường hợp mắc Covid-19 trên toàn quốc. Phe đối lập đã nhân cơ hội này để tăng cường chỉ trích ông Putin, đặc biệt là phản ứng về kinh tế của Điện Kremlin đối với cuộc khủng hoảng. Lãnh đạo phe đối lập Alexey Navalny đã kêu gọi khai thác Quỹ Phúc lợi Quốc gia – nguồn kinh phí 165 tỷ USD được tạo ra do giá năng lượng được đẩy lên cao trước đây để giúp các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ phục hồi. Nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ đề xuất của ông Navalny, cho rằng đây là ý tưởng “dân túy” và “hời hợt”.
Trong cuộc họp báo tuần trước, Tổng thống Putin nói với các quan chức hàng đầu của chính phủ về sự cần thiết phải mang lại “kết quả thiết thực” cho người dân Nga đang phải gồng mình đối phó với dịch bệnh.
“Bạn nghĩ sao về việc cần phải có bảo hiểm đặc biệt cho những chuyên gia y tế đang mạo hiểm tính mạng và sức khỏe của họ để giúp đỡ các bệnh nhân? Tiếp đến là khoản hỗ trợ 5.000 rúp hàng tháng/ 1 trẻ em đến 3 tuổi cho các hộ gia đình. Tôi muốn thông báo về những biện pháp này và cần xem xét liệu sự hỗ trợ đó có mang lại lợi ích cho người dân hay không”, ông Putin phát biểu.
Trước đó, nhà lãnh đạo Nga cho biết, nước này vẫn “thiếu hụt một số trang thiết bị y tế, kỹ thuật và nguyên vật liệu sử dụng 1 lần”, mặc dù năng suất sản xuất khẩu trang đã được tăng lên gấp 10 lần trong tháng 4 và có hơn 100.000 trang thiết bị bảo hộ được sản xuất mỗi ngày. "Chúng tôi đã tập trung và huy động tất cả các nguồn lực công nghiệp của mình", ông nói.
Hôm qua (4/5), chính phủ Nga đã ra mắt 1 cổng thông tin trực tuyến dành cho công dân và các doanh nghiệp muốn tìm kiếm sự trợ giúp của chính phủ.
Thư ký báo chí của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov nói rằng, Nga đã thể hiện sự vững vàng của nước này qua việc đối phó với các biện pháp trừng phạt quốc tế sau sự kiện sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014. Song ông cũng thừa nhận để phục hồi sau đại dịch, nước Nga sẽ mất một thời gian dài.
Tổng thống Putin đã phải hoãn cuộc bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp trên toàn quốc, được cho là có thể mở đường cho ông nắm quyền đến năm 2036. Trong bối cảnh biện pháp phong tỏa kéo dài và dịch bệnh ngày càng lan rộng, Điện Kremlin đang đối mặt với câu hỏi liệu nước Nga có phải sử dụng đến biện pháp can thiệp kinh tế mạnh mẽ như ở Mỹ hay châu Âu hay không.
Tin liên quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19
09:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ảnh hưởng bởi những bất ổn thương mại, giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục
09:55 | 06/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách đạt trên 1.180.000 tỷ đồng

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách đạt trên 1.180.000 tỷ đồng

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Mở khóa tiềm năng kinh tế số: Ngành Tài chính tiên phong hành động

Tiếp tục đơn giản thủ tục, hỗ trợ người nộp thuế trên tinh thần kiến tạo

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số

Viettel Post khẳng định năng lực sáng tạo công nghệ với cú đúp "Vàng" tại Globee Awards 2025

Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong phát triển kinh tế - xã hội

HDBank nhận hai giải thưởng lớn từ Asian Banking & Finance

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Đính chính tỷ giá tính thuế do lỗi hệ thống

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?

Thêm 4 bến cảng container được xây dựng, Hải Phòng khẳng định tầm vóc cảng biển quốc tế

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Giá xăng đảo chiều tăng sau khi giảm mạnh vào tuần trước

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Giá trung bình căn hộ chung cư đã "áp sát" mức 80 triệu đồng/m2

Thanh khoản thị trường cổ phiếu niêm yết trên HNX tăng 20%

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục

Chuyên gia hiến kế xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản
