Cơ hội để WTO phục hồi thương mại toàn cầu
WTO trông đợi vào sự phục hồi |
Đây là bức tranh u ám mà WTO phải đối mặt trong năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh này vẫn còn những tia hy vọng về điểm sáng mới khi các cường quốc tầm trung đã thực hiện một công việc quan trọng, chẳng hạn như tuyên bố gần đây về thương mại và y tế do Canada, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Australia và các nước khác đưa ra. Bên cạnh đó, nước Mỹ gần như chắc chắn sẽ có 1 vị tổng thống mới thay thế Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.
Trong những phát biểu mới đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các đồng minh và đối tác, cũng như thông qua các tổ chức quốc tế để đạt được các mục tiêu chính sách kinh tế và đối ngoại của Mỹ. Do đó, dư luận đang rất tin tưởng rằng một Tổng giám đốc mới sẽ sớm được chọn để thúc đẩy công việc quan trọng của WTO.
Theo giới phân tích, với một danh sách dài các vấn đề cần chú ý, Chính quyền ông Biden sẽ cần phải sắp xếp các ưu tiên của mình và tách biệt những gì có thể hoàn thành trong thời gian sớm. Khi xem xét các mục tiêu ngắn hạn, chính quyền mới của Mỹ cần lưu ý đến Hội nghị Bộ trưởng WTO năm 2021 sắp tới. Để thể hiện cam kết sửa chữa và phục hồi thương mại toàn cầu dựa trên các quy tắc, ông Biden cần phải thực hiện sớm một loạt hành động trước mắt. Đầu tiên, đó là việc dỡ bỏ bảo lưu của Mỹ đối với ứng viên Ngozi Okonjo-Iweala cho vị trí Tổng Giám đốc WTO. Nếu làm được điều này, ông Biden có thể sẽ nhận được thiện chí quốc tế ngay lập tức. Tiến sĩ Okonjo-Iweala là người có trình độ cao, đã vươn lên dẫn đầu trong cuộc chạy đua vị trí người đứng đầu WTO và nước Mỹ càng sớm tham gia vào sự đồng thuận lựa chọn ứng cử viên Nigeria, thì sự chú ý chuyển hướng sang chương trình nghị sự thực chất sẽ càng sớm hơn.
Một chuyến thăm sớm tới Geneva của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) mới sẽ giúp tạo ra tiếng nói cho sự can dự của Mỹ trong việc hồi sinh WTO. Các phiên họp có thể được tổ chức với Tổng giám đốc mới được bổ nhiệm, cũng như đại sứ các nước tại Geneva, để khảo sát trực tiếp tình hình và hình thành những suy nghĩ ban đầu về các nỗ lực cải cách ưu tiên. Một chuyến thăm sẽ trái ngược hoàn toàn với hành động của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer dưới thời ông Trump. Ông Lighthizer chưa một lần đến thăm Geneva với tư cách Đại diện Thương mại Mỹ và thường xuyên bỏ qua các cuộc họp cấp Bộ trưởng nhỏ ở các nước thứ ba.
Một bước đi quan trọng đối với chính quyền mới tại Mỹ trong việc hiệu chỉnh cơ chế giải quyết tranh chấp bị đổ vỡ là đưa ra các đề xuất cải cách Cơ quan Phúc thẩm, thừa nhận rằng thành công cần đi kèm với việc đàm phán các quy tắc mới trong các lĩnh vực khác. Kể từ khi ngăn chặn việc bổ nhiệm các thành viên Cơ quan Phúc thẩm mới, Washington đã không chia sẻ quan điểm của mình về cách tiếp cận với một chương trình cải cách cụ thể, thay vào đó, thúc đẩy các cuộc thảo luận xung quanh các quan điểm cơ bản khác nhau giữa các phái đoàn.
Mặc dù các cuộc đàm phán đa phương về thương mại điện tử đang đạt được nhiều tiến bộ, nhưng một thỏa thuận rộng lớn hơn vẫn chưa đạt được. Việc thiếu các quy tắc đa phương trong những lĩnh vực quan trọng đã củng cố nhận định rằng WTO đang rơi vào tình trạng không còn phù hợp. Chính quyền của ông Biden có cơ hội "châm lửa" cho các cuộc đàm phán. Mỹ có thể hợp tác với các nước khác để nâng cao mức độ can dự từ giới lãnh đạo cấp cao của những nước này. Quan trọng hơn, Washington có thể thúc đẩy động lực bằng cách khởi động các cuộc đàm phán thương mại kỹ thuật số giữa các quốc gia có cùng chí hướng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Có thể nói, những hành động, đề xuất này sẽ giúp mở đường cho chính quyền của ông Biden tác động sớm và mang tính xây dựng đối với cải cách WTO.
Tin liên quan
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics