Hậu Covid-19, cần quan tâm đến tái cấu trúc thương mại quốc tế để tránh lệ thuộc
Nhiều biện pháp hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp | |
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời, ngành tài chính Việt Nam không gặp những bất lợi đáng kể | |
Gói hỗ trợ kinh tế lần 2: Cần lưu ý tính khả thi |
Quang cảnh hội thảo khoa học. Ảnh: H.Dịu |
Đứng trước vấn đề trên, ngày 15/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế”.
Tại hội thảo, PGS.TS. Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố kết quả điều tra đánh giá tác động của Covid-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó với Covid-19 đối với các doanh nghiệp.
Cụ thể, 61% DN được hỏi hoạt động bình thường, 30% cắt giảm quy mô sản xuất và gần 10% phải tạm dừng hoạt động. Tác động của đại dịch đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ là nặng nề nhất.
Đặc biệt, về các gói hỗ trợ, khoảng 80% doanh nghiệp được điều tra không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ, nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện, không có thông tin về chính sách. Tỷ lệ doanh nghiệp lớn nhận được gói hỗ trợ nhiều hơn doanh nghiệp nhỏ, các gói hỗ trợ nhận được tập trung vào gói gia hạn về thuế.
Hơn nữa, các doanh nghiệp nhận định, chính sách hỗ trợ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiều chính sách được đánh giá là không có tác động tích cực như kỳ vọng: hỗ trợ chi phí logistics, cải cách thủ tục hành chính…, một số gói hỗ trợ chưa được minh bạch...
Chính vì thế, theo ông Bùi Đức Thọ, các doanh nghiệp kỳ vọng lớn về việc tiếp tục hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là cái gói về: tạm dừng đóng BHXH, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí…
Trước thực trạng trên, các chuyên gia tại hội thảo đều nhất trí cho rằng, các chính sách hỗ trợ cần được triển khai nhanh và kịp thời hơn nữa, trong đó tập trung hơn vào các giải pháp về tiền tệ như nới lỏng điều kiện tín dụng, miễn và giảm lãi suất, chính sách tài khóa là miễn giảm thuế, giảm chi phí…
Ngoài ra, các chuyên gia kiến nghị cần kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng và minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách. Cần giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính.
Cũng về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho rằng, cần xem xét gói kích thích, hỗ trợ kinh tế lần 2 với quy mô đủ lớn, kéo dài sang cả năm 2021 nhưng phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế và các xu thế phát triển mới trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam cần tận dụng lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và chiến lược đầu tư nước ngoài trước làn sóng dịch chuyển của nhiều doanh nghiệp.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc hỗ trợ cần có sự chọn lọc, hướng tới các doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lại, không dàn trải. Ngoài ra, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nên cần lựa chọn kỹ hơn các nhà đầu tư nước ngoài, chuẩn bị điều kiện tốt cho họ ở lại thị trường lâu dài. Hơn nữa, thị trường giao thương cũng nên rộng mở, cần quan tâm nhiều hơn đến tái cấu trúc thương mại quốc tế để tránh bị lệ thuộc vào số ít thị trường như vừa qua.
Bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng, đại dịch Covid-19 là khó khăn nhưng cũng là thời cơ lớn để Việt Nam xem ngành nào trong tương lai phát triển hơn, bền vững hơn.
Tin liên quan
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics