Chuyển đổi sản xuất xanh để bắt kịp xu hướng tiêu dùng thế giới
Không đạt tiêu chuẩn “xanh”, doanh nghiệp có thể sẽ không xuất khẩu được hàng Chuyển đổi xanh mang lại lợi thế khi tiếp cận các thị trường lớn Sản xuất xanh để đón đầu xu hướng tiêu dùng mới |
Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc tập đoàn Lộc Trời. |
Hiện các thị trường nhập khẩu đang trong xu hướng xanh, tiêu dùng xanh nên các yêu cầu, tiêu chuẩn đưa ra cũng khắt khe hơn. Vậy, để đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường nhập như EU, Nhật Bản, Anh…, Lộc Trời đã thực hiện chuyển đổi sản xuất ra sao?
Xu hướng tiêu dùng xanh dựa trên lý thuyết về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Châu Âu và Mỹ đã ban hành các quy định liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, bắt đầu áp dụng từ 2024 và sẽ tăng mức độ theo từng năm. Đối với sản xuất lúa gạo, đây là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Do đó việc xây dựng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải là một trong những quan tâm hàng đầu của thế giới.
Lộc Trời đã nhận ra được thách thức này từ nhiều năm trước và đã bắt tay vào thực hiện mô hình sản xuất xanh từ năm 2018, đến năm 2020 thì thành công. Lộc Trời là công ty đầu tiên trên thế giới được các đơn vị kiểm định quốc tế xác nhận là công ty sản xuất lúa xanh nhất thế giới thông qua hệ thống chấm điểm của nền tảng sản xuất lúa gạo bền vững (SRP: Sustainable Rice Platform).
Sau khi chọn được mô hình tối ưu, Lộc Trời mời bà con nông dân cùng tham gia, tiến hành hàng loạt chương trình huấn luyện trong nhiều năm để từng bước đưa mô hình lý thuyết vào thực tế canh tác của từng hộ nông dân. Mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ dừng ở chỗ chứng minh mô hình mà còn phải đảm bảo mô hình có thể nhân rộng, phổ biến được trên diện tích lớn và tạo ra được kết quả ở quy mô cả nước.
Sau khi đạt được chứng nhận điểm SRP100 tuyệt đối vào năm 2020, Lộc Trời tiếp tục duy trì và mở rộng, đồng thời cập nhật các yêu cầu mới nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2023 này, Lộc Trời lần thứ tư liên tiếp đạt điểm SRP100 và là công ty duy nhất trên thế giới có thể triển khai diện rộng và sẵn sàng để xây dựng toàn bộ diện tích hàng triệu hecta lúa canh tác theo tiêu chuẩn tốt nhất thế giới. Tiêu chuẩn SRP100 đảm bảo cho lúa gạo của Lộc trời có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu về chất lượng gạo trên thế giới.
Xu hướng tiêu dùng xanh hiện nay mang tính toàn cầu; đối với những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Anh, Pháp,… thì những tiêu chí khắt khe hơn. Để gạo Việt Nam đạt được tiêu chuẩn vào các thị trường khó tính, Lộc Trời đã thực hiện các bước sau: xác định tiêu chuẩn chất lượng từng thị trường; xây dựng quy trình trồng trọt (từng bước thực hiện trong suốt quá trình canh tác thu hoạch, bảo quản và sản xuất lúa gạo); lựa chọn vùng đất và nông dân phù hợp với các tiêu chí của thị trường; tổ chức huấn luyện nông dân; xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng sản phẩm (QA & QC).
Để thực hiện được đầy đủ các bước trên doanh nghiệp phải cập nhật xu hướng và xây dựng định hướng cụ thể để chuyển mình trong từng từng giai đoạn; ban đầu Lộc Trời cũng có những khó khăn trong tổ chức sản xuất vì nhìn chung, nông nghiệp Việt Nam vẫn sản xuất manh mún, bà con nông dân chưa quen tuân thủ đúng quy trình trồng. Mà muốn vào được các thị trường này, cần nguồn nông sản đảm bảo được sự ổn định về sản lượng, đáp ứng tiến độ cũng như tiêu chuẩn thị trường. Vì vậy, Viện Nghiên cứu nông nghiệp Lộc Trời đã phải chuẩn hóa quy trình canh tác, lực lượng kỹ thuật viên nông nghiệp “3 cùng” của Lộc Trời - “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nông dân để không chỉ giám sát quy trình canh tác nhằm đảm bảo tiến độ, sản lượng, chất lượng lúa đầu ra theo yêu cầu xuất khẩu mà còn đảm bảo phân chia lợi nhuận hợp lý và đạo lý cho bà con. Ở các nhà máy, các quy trình sản xuất cũng được Lộc Trời chuẩn hóa, hệ thống máy móc thiết bị được nâng cấp (từ khâu sấy, xay xát, bảo quản) để giữ được chất lượng nông sản tốt nhất.
Lộc Trời là doanh nghiệp đầu tiên tạo ra chứng chỉ carbon cho cây lúa Việt Nam, vậy ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện quá trình này?
Để thực hiện quá trình này, doanh nghiệp đã xây dựng các vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế và có hệ thống MRV là công cụ đánh giá các hoạt động giảm phát thải nhà kính. Các vùng nguyên liệu lúa của Lộc Trời được tổ chức sản xuất theo quy trình canh tác theo tiêu chuẩn bền vững quốc tế (SRP). Đây là quy trình được Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) và Tổ chức Lương thực Liên hợp quốc (FAO) ban hành. Tổ chức xác nhận là Control Union/Global GAP. Diện tích canh tác của Lộc Trời hằng năm tương đương 500 ngàn hecta mùa vụ, mỗi vụ mùa kéo dài trung bình 123 ngày, đa phần canh tác 3 vụ/năm.
Hệ thống MRV (Công cụ đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính) của Lộc Trời được triển khai từ 2018 và đến nay đã được số hóa gần như toàn bộ, có thể truy xuất được online cũng như xác minh trực tiếp tại đồng ruộng, với nông dân và trên thực địa. Tùy thuộc vào cách đo của hệ thống MRV nào được áp dụng, chỉ việc nhân với diện tích canh tác thì sẽ có được số lượng chứng chỉ carbon tương ứng. Lộc Trời đang tìm kiếm các đối tác, nhà đầu tư để cung cấp chứng chỉ carbon cho thị trường, cả trong nước và quốc tế.
Để thực hiện tạo ra được chứng chỉ carbon xanh cho cây lúa, theo ông, DN và người dân cần làm gì để có thể phát triển xanh bền vững?
Đầu tiên cần có hệ thống Đo – Báo cáo – Đánh giá (MRV) được quốc tế công nhận. Tiếp theo là cần phải ban hành quy trình canh tác đạt tiêu chuẩn của hệ thống MRV này. Quy định rõ ràng về trách nhiệm đóng góp cho nhà nước và phần được bán của doanh nghiệp khi có được chứng chỉ carbon và cuối cùng là cam kết lợi nhuận thu được từ việc bán chứng chỉ carbon (sau khi trừ phần đóng góp cho nhà nước và chi phí MRV) sẽ được chuyển toàn bộ cho nông dân tham gia canh tách theo quy trình.
Dự báo của ông về thị trường gạo những tháng cuối năm và năm 2024?
Hiện nay, nguồn cung lúa gạo trên thế giới giảm rất đều đặn, trong khi dân số tăng đều trong các năm tới, dẫn đến lượng dự trữ lúa gạo trên thế giới sụt giảm đều đặn trong các năm qua. So với 3 năm trước đã giảm hơn 100 triệu tấn gạo, đây là một thông tin không tốt cho những nước tiêu dùng gạo và đặc biệt là an ninh lương thực của những nước không trồng được lúa gạo và họ cần phải bổ sung nguồn lúa gạo này. Điều này giúp cho Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ là những nước trồng lúa lớn trên thế giới có thể ổn định nguồn lương thực của mình một cách dài hạn thay vì chỉ dựa vào các thương lái mua từng lô nhỏ và giá cả không ổn định như trước đây.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Lan tỏa xu hướng sản xuất, tiêu dùng xanh
19:49 | 30/10/2024 Kinh tế
Lựa chọn của người tiêu dùng là động lực để doanh nghiệp chuyển mình
08:15 | 07/08/2024 Kinh tế
Sản xuất xanh - Mắt xích quan trọng để tăng trưởng xanh
07:42 | 07/08/2024 Kinh tế
Chính thức phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
14:18 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng
13:44 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
10:10 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng
09:13 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh
13:29 | 01/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Rút tiền trên ATM qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm mạnh tới 19,5%
07:14 | 01/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục gỡ khó cho Vietnam Airlines, cho phép Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp thuế
22:33 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công bố các doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2024: Vươn mình trong kỷ nguyên xanh
21:02 | 29/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp TPHCM kiến nghị chương trình kích cầu đầu tư sớm đi vào thực tế
16:54 | 29/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank nhận giải thưởng “Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024”
16:31 | 29/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cổ đông Masan Consumer đón loạt tin vui, nhận “mưa” cổ tức trong năm 2024
09:42 | 29/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Làm thế nào để nâng cấp sức khỏe và sắc đẹp trong giai đoạn bận rộn cuối năm?
09:13 | 29/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Còn dư địa để tăng trưởng tín dụng cuối năm
09:02 | 29/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giảm giá, khuyến mại “khủng” từ Honda Việt Nam
Rà soát đối tượng không chịu thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu
Hơn 1.300 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái
Nghệ An: Phát hiện phương tiện vận chuyển pháo trái phép
Nissan Almera 2024 nhập khẩu có giá từ 489 triệu đồng
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia