Chuẩn bị chu đáo về nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập
Phải tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động là xu thế không thể tránh khi chúng ta tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Ảnh: Xuân Thảo. |
Lao động ngành nào sẽ bị tác động nhiều nhất?
Vào năm 1995 mới chỉ có 3 FTA có nội dung cam kết về lao động (chiếm 7,3%) thì đến năm 2016 đã có tới 77 trong tổng số 267 FTA được ký kết ở 136 quốc gia có nội dung về lao động (chiếm 28,8%). Trong đó, 62% mang tính thúc đẩy, 38% mang tính điều kiện (rơi vào các hiệp định của Mỹ, Canada và EU). |
Một trong những điểm đáng chú ý trong CPTPP là khoản 3 Điều 19 trong Chương Lao động quy định các bên sẽ “thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực tiễn” những quyền lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ lao động trẻ em, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động... Đồng thời quy định các bên phải quy định trong luật pháp và thực hiện trong thực tiễn những điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp.
Đánh giá tác động của CPTPP đối với vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đào Quang Vinh cho biết, khi gia nhập CPTPP, các ngành mà Việt Nam có lợi thế như: Dệt may, da giày, thủy sản, chế biến gỗ, lắp ráp điện tử… cần chuẩn bị chu đáo về nguồn lực lao động. Cái khó nhất hiện nay là làm cách nào để chúng ta khai thác được các lợi thế về thị trường khi gia nhập CPTPP với thuế suất giảm. Mấu chốt nằm ở vấn đề đầu tư và nguồn lực lao động, năng suất lao động.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Trưởng nhóm Lao động, Đoàn đàm phán TPP, phải tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động là xu thế không thể tránh khi chúng ta tham gia các FTA. Và để thực hiện tốt các cam kết với CPTPP, hai việc quan trọng mà chúng ta cần phải làm trong thời gian tới là sửa đổi lại Bộ luật Lao động và tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực thực thi các điều khoản trong cam kết chung và riêng.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Cường, hiện Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động để phù hợp với một số nội dung của CPTPP. Trong số những điều khoản cần sửa đổi, có điều khoản về công đoàn. Đây là một vấn đề khó và mới đối với Việt Nam, cần có quá trình nghiên cứu, xây dựng lộ trình nâng cao nhận thức, hiểu biết của công chúng về vấn đề này. Đồng thời, để cụ thể hóa những cam kết của Việt Nam về vấn đề lao động, Việt Nam cần có một quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động theo đúng trình tự, thủ tục. Theo đó, Việt Nam sẽ cần khoảng thời gian từ 3 - 5 năm để điều chỉnh sửa đổi Bộ luật Lao động cũng như các quy định pháp luật đi kèm. Cùng với đó, nâng cao năng lực thực thi, nhận thức cho công chúng và doanh nghiệp, tổ chức bộ máy thực thi hiệu quả.
“Bên cạnh những cơ hội mà Hiệp định mang lại, có không ít thách thức đặt ra bởi điều kiện, quy định Việt Nam cần tuân thủ. Riêng đối với lĩnh vực lao động, việc làm, thách thức đối với Việt Nam là tuân thủ về lao động, sự chuẩn bị nguồn nhân lực. Do vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị chu đáo về nguồn lực lao động để bảo đảm hàng hóa Việt Nam được các thị trường tham gia Hiệp định chấp nhận”, ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.
Lợi thế của lao động Việt Nam
Theo số liệu của Viện Khoa học lao động và Xã hội, từ năm 2020 trở đi, trung bình mỗi năm CPTPP sẽ tạo ra cho thị trường Việt Nam từ 17.000 đến 27.000 việc làm mới, còn EVFTA tạo ra khoảng 18.000-19.000 việc làm. Thời gian đầu, lao động thuộc ngành da giày, dệt may, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử… duy trì được việc làm và có cơ hội thu nhập cao hơn. Sau đó, cơ hội việc làm sẽ chuyển dịch sang nhóm lao động trình độ cao… Con số này, nếu nhìn riêng lẻ thì không nhiều, nhưng nếu nhìn tổng thể các FTA mang lại thì đó là con số đáng kể, trong bối cảnh tạo việc làm mới sẽ gặp khó khăn trong những năm tới.
Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết thêm, về chất lượng việc làm, nếu ban đầu nhu cầu về số lượng lao động tay nghề thấp tăng cao hơn, nhưng sau một thời gian thì nhu cầu lao động có đào tạo, chuyên môn kỹ thuật lại cao hơn, với mức lương cao hơn. FTA sẽ tăng thu nhập nói chung cho người lao động, cùng với các luồng đầu tư trong và ngoài nước giúp tăng năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều hơn lao động có kỹ năng và tăng năng suất lao động. Song song đó là những thách thức bao gồm, sự phân hóa tiền lương lớn hơn, sự phân hóa diễn ra nhiều giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, giữa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động tay nghề thấp. Điều này đòi hỏi những chính sách về việc làm và an sinh xã hội phải kịp thời đáp ứng để tránh những hệ luỵ.
Đáng chú ý, hiện nay các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự nghiên cứu và chuẩn bị tốt hơn các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn nhiều doanh nghiệp gần như chưa có kế hoạch và chiến lược cụ thể để sẵn sàng tham gia các FTA. Khi được hỏi sâu về các điều khoản liên quan về lao động thì nhiều doanh nghiệp chưa rõ. Điều này cho thấy sự sẵn sàng của các doanh nghiệp chưa cao.
Chính vì vậy, nhằm tận dụng cơ hội cũng như ứng phó với những thách thức mà các FTA mang lại đối với lao động, việc làm, cần có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao năng suất lao động. Theo các chuyên gia, Việt Nam nên trang bị tốt kỹ năng cho người lao động để họ có thể làm chủ máy móc, khoa học công nghệ, tự tin sáng tạo, vững vàng hội nhập.
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam): Khi tham gia vào CPTPP, người lao động có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ, kỹ năng và phương thức quản lý, ý thức làm việc công nghiệp. Đây là cơ hội tốt giúp người lao động có cơ hội phát triển và trở thành người công nhân trong môi trường làm việc hiện đại. Việc tham gia CPTPP đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn lao động, trong đó có các quy định về điều kiện làm việc, sự minh bạch về tiền lương. Như vậy người lao động sẽ có cơ hội hưởng lợi nhiều hơn. Nếu Việt Nam chuẩn bị tốt mọi điều kiện để thực hiện những cam kết, các FTA sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm mới ở thị trường trong nước. |
Tin liên quan
Chống buôn lậu, gian lận xuất xứ trong thực thi các FTA
10:29 | 15/11/2024 An ninh XNK
Khơi thông “điểm nghẽn” hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA
09:51 | 15/11/2024 Kinh tế
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics