“Chốt chặn” an toàn của tỷ giá từ nền kinh tế
Tái cơ cấu nền kinh tế - 5 năm nhìn lại | |
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Cần khẩn cấp sửa chữa, bảo dưỡng các hồ, đập mất an toàn | |
Khi thị trường chứng khoán không còn là “phong vũ biểu” của nền kinh tế |
Nguồn cung ngoại tệ dồi dào giúp tỷ giá vẫn sẽ “đi ngang”. Ảnh: ST |
Tâm lý ổn định, niềm tin vững vàng
Tính đến ngày 11/11, chỉ số USD Index (DXY) – chỉ số đo lường giá trị của đồng USD với 6 loại tiền tệ chính trên thế giới (đồng Euro, Yên Nhật Bản, Bảng Anh, Đô la Canada, Krona Thụy Điển và Franc Thụy Sĩ) đang ở mức khoảng 92,6 điểm, giảm hơn 4% so với chỉ số hồi đầu năm 2020. Chỉ số này cũng đang ở mức thấp nhất trong 2 năm qua.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đánh giá, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, điều chỉnh giảm tỷ giá bán can thiệp và sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ về cơ bản ổn định, tâm lý thị trường không xáo trộn, nhất là cân đối cung, cầu vẫn khá thuận lợi, thanh khoản thông suốt, đã góp phần nâng cao vị thế Đồng Việt Nam, giảm tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ.
Chính vì thế, tính đến đầu tháng 11, VND chỉ giảm nhẹ khoảng 0,02% so với đồng USD trong khi nhiều đồng tiền khu vực và thế giới giảm giá khá mạnh. Tỷ giá VND/USD tiếp tục dao động trong biên độ hẹp với giá trị khá ổn định nhờ “sức khoẻ tốt” của nền kinh tế. Như tại Vietcombank, trong hơn 3 tháng qua, giá mua vào – bán ra của USD được “chốt chặn” ở mức 23.060 – 23.270 VND/USD (mua vào – bán ra).
“Sức khỏe” này đến từ rất nhiều yếu tố, như dự trữ ngoại hối, cán cân xuất nhập khẩu và giải ngân vốn đầu tư FDI. Theo ước tính của NHNN, dự trữ ngoại hối đã đạt khoảng 92 tỷ USD và có thể đạt 100 tỷ USD cuối năm 2020. Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay của dự trữ ngoại hối, tương đương khoảng 4 tháng nhập khẩu. Đặc biệt, dù dịch Covid-19 khiến giao thương quốc tế ảnh hưởng nặng nề, nhưng 10 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước ước tính xuất siêu kỷ lục 18,72 tỷ USD. Giải ngân vốn FDI mặc dù có sụt giảm so với cùng kỳ nhưng cũng đã đạt con số lên tới gần 16 tỷ USD.
Đặc biệt, niềm tin của người dân, nhà đầu tư càng vững vàng thì thị trường ngoại tệ càng ổn định. Điều này có được là nhờ vào cơ chế điều hành của NHNN.
Trong một buổi làm việc gần đây với đại diện Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ, NHNN điều hành chính sách tỷ giá – trong khung khổ chính sách tiền tệ chung – nhằm đạt các mục tiêu xuyên suốt, nhất quán là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, không nhằm hỗ trợ chính sách cho từng ngành sản xuất hay gây thiệt hại cho các đối tác thương mại.
Biến động của một số đồng tiền so với USD. |
Lưu tâm áp lực lên VND
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều nhận định, với những biến động hậu bầu cử Mỹ, các quyết định nới lỏng định lượng và duy trì lãi suất thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thì khả năng đồng USD sẽ còn suy yếu, ít nhất là đến giữa hoặc hết năm 2021. Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, vai trò của đồng USD vẫn chưa thể thay thế và nguy cơ mất giá của các đồng tiền được neo giá trị vào đồng USD vẫn thường trực bởi áp lực thâm hụt cán cân vãng lai, rủi ro nợ và sự sụt giảm nguồn cung quan trọng như kiều hối, đầu tư, du lịch, tài trợ quốc tế... Trong khi đó, lợi ích của việc giảm giá đồng tiền với xuất khẩu dường như khó thành hiện thực do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 dù thương mại toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi.
Chính vì thế, dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong 10 tháng của năm 2020, nhưng theo chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, tính đến nguy cơ giảm sút của một số nguồn cung ngoại tệ (kiều hối, đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp, xuất khẩu, du lịch...) do ảnh hưởng của dịch Covid-19, áp lực giảm giá VND sẽ vẫn là vấn đề cần lưu tâm, song cũng không đáng lo ngại như nhiều thị trường mới nổi. Dự báo, mức giảm giá VND so với USD sẽ không quá 1% cả năm 2020 và khoảng 1-2% năm 2021 và rủi ro sẽ không lớn như những năm 2008, 2011 khi có mức mất giá gần 10%.
Đồng quan điểm, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán MBS nhận định, với mức tăng trưởng GDP năm nay dự báo đạt 3% nhờ khả năng kiểm soát dịch tốt, tiền đồng sẽ chịu áp lực tăng giá so với các ngoại tệ khác. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng tích luỹ dự trữ ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá của NHNN cũng là yếu tố hỗ trợ sức mạnh tiền đồng mặc dù đồng USD có thể hồi phục nhờ số liệu GDP tích cực. Nhưng với sức chống chịu tốt của nền kinh tế được đa dạng hoá và khá năng động, tiền đồng sẽ duy trì được sự ổn định trong thời gian tới
Có thể thấy, cuối năm luôn là mùa vụ cao điểm cho các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu, tuy nhiên, nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào thì đường đi của tỷ giá vẫn sẽ “đi ngang”. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nhấn mạnh, cần tiếp tục tăng cường dự trữ ngoại hối và chú ý ảnh hưởng của các rủi ro tài chính, chiến tranh thương mại – công nghệ Mỹ-Trung…
Tin liên quan
Vận hành thị trường tín chỉ carbon- gia tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế
08:28 | 15/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng
09:34 | 29/07/2024 Kinh tế
IMF dự báo thận trọng về nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone
08:19 | 22/05/2024 Nhìn ra thế giới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK