Vận hành thị trường tín chỉ carbon- gia tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế
![]() |
Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc chưa quy định cụ thể. Ảnh minh họa: ST |
Thu về 60 triệu USD nhờ bán tín chỉ carbon
Việt Nam là thành viên của Công ước Khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris, đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, tại COP26, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về "0" (Net Zero) vào năm 2050. Cam kết này mở ra những cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp trong việc thiết lập và vận hành cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực quốc tế và trong nước, thông qua việc phát triển thị trường và thúc đẩy trao đổi tín chỉ carbon rừng.
Việt Nam cũng là quốc gia có tiềm năng lớn về cung ứng tín chỉ carbon nhờ đặc thù tự nhiên, nhất là carbon rừng với tổng diện tích rừng khoảng 14,7 triệu hecta, độ che phủ rừng 42%. Ước tính bình quân mỗi năm rừng Việt Nam tạo ra khoảng 50-70 triệu tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công cho các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Ngoài ra, đề án Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có tiềm năng giảm từ 5 đến 10 tấn khí thải carbon mỗi năm cho mỗi hecta lúa, tạo ra nguồn thu từ việc bán tín chỉ carbon lên đến 50-100 triệu USD mỗi năm.
Không chỉ ngành lâm nghiệp, ngành nhựa cũng sẽ tận dụng được nhiều lợi thế từ tín chỉ carbon. Theo ông Win Sim Tan, Trưởng đại diện VERRA (Tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu thế giới về bù đắp lượng carbon tự nguyện) khu vực Đông và Đông Nam Á, hiện nay, thị trường xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và ASEAN. Trong bối cảnh ngày càng nhiều thị trường yêu cầu báo cáo CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) và báo cáo bền vững, ngành nhựa Việt Nam cần kích hoạt và khai thác tiềm năng của tín chỉ carbon. Tham gia thị trường tín chỉ carbon, ngành nhựa Việt Nam có thể vừa giảm thiểu tác động đến môi trường, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong vài năm gần đây, Việt Nam đã thu về khoảng 60 triệu USD nhờ bán tín chỉ carbon. Cụ thể, chương trình Khí sinh học ngành chăn nuôi đã được triển khai tại 53 tỉnh, bán được gần 3,1 triệu tín chỉ carbon, thu về 8,1 triệu USD và xây dựng 181.683 công trình khí sinh học, mang lại lợi ích cho 1 triệu người dân ở khu vực nông thôn. Đặc biệt, năm 2023, với 2% diện tích trồng rừng vượt mức kế hoạch, lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng)... WB đã thanh toán 41,2 triệu USD cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đạt 80% kết quả giảm phát thải theo ERPA (Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ) đã ký.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent).
Gấp rút xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam
Đánh giá về thị trường tín chỉ carbon rừng, phát biểu tại Hội thảo “Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng”, PGS.TS Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ và phát triển rừng và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thị trường carbon rừng ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Cho biết rõ hơn về những khó khăn, theo ông Lương Quang Huy, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc chưa quy định cụ thể. Tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng. Ngoài ra, kinh phí cần bố trí trước để xây dựng dự án, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ là tương đối lớn. Hiện chưa có định giá về giá tín chỉ carbon rừng làm cơ sở cho việc đàm phán về giá với bên mua. Trong khi đó, các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra yêu cầu rất cao về kỹ thuật, môi trường, xã hội để đánh giá, thẩm định và cấp tín chỉ.
Còn theo ông Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình Chính sách, Thương mại và Tài chính Lâm nghiệp (Tổ chức Forest Trends), trên thế giới hiện có thị trường carbon tự nguyện và bắt buộc. Với thị trường tự nguyện, các tổ chức và cá nhân có thể mua tín chỉ để giảm phát thải, thông thường để phục vụ mục tiêu Net Zero.
Với thị trường bắt buộc, tín chỉ được mua bán để minh chứng cho việc tuân thủ với các chương trình hệ thống giao dịch phát thải và thuế carbon. Với thị trường tự nguyện, cơ chế giá được xác định bởi động lực cung-cầu. Giá biến động lớn phụ thuộc vào loại hình dự án, chương trình và giá chung khoảng 5 USD/tấn. Với thị trường bắt buộc, cung và cầu xác định bởi các quy định về giảm phát thải.
Nếu quy định cho phép mức phát thải được phép cao (doanh nghiệp được phát thải nhiều) sẽ dẫn đến giá carbon thấp và ngược lại và mức giá cũng tùy thị trường, khoảng vài chục USD/tấn.
Để thúc đẩy phát triển thị trường và triển khai thương mại tín chỉ carbon rừng, PGS.TS Trần Quang Bảo cho biết, trong thời gian tới, Cục Lâm nghiệp sẽ rà soát, cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định lĩnh vực lâm nghiệp. Nghiên cứu tiềm năng và phân bổ hạn ngạch giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cho các địa phương.
Đồng thời, xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam, phương pháp luận tính toán kết quả giảm phát thải và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon của rừng.
Bên cạnh đó, Cục Lâm nghiệp sẽ triển khai hướng dẫn xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án tiềm năng. Hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ carbon rừng.
Tin liên quan

Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới

Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng
09:34 | 29/07/2024 Kinh tế

IMF dự báo thận trọng về nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone
08:19 | 22/05/2024 Nhìn ra thế giới

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng
20:44 | 21/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại miền Trung
15:06 | 21/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Viettel đấu giá thành công quyền sử dụng tần số “đặc biệt” cho mạng 4G và 5G
14:00 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh
13:02 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Trao giải cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin"
20:16 | 20/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Những "cú hích đặc biệt" thúc đẩy đô thị thông minh tại Việt Nam
18:10 | 20/05/2025 Nhịp sống thị trường

Dễ dàng mua nhà ở xã hội – Trả góp chỉ 200.000 đồng/ngày cùng HDBank
16:05 | 20/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Áp giá trần với nhà ở xã hội, nên hay không?
16:41 | 19/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel AI trình làng công nghệ kiểm chứng sự thật tại hội nghị AI hàng đầu thế giới
16:34 | 19/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Công ty Dược phẩm Nhất Nhất bị xử phạt 200 triệu đồng
15:52 | 19/05/2025 Tiêu dùng

Khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online
15:48 | 19/05/2025 Tiêu dùng

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu thị trường căn hộ dịch vụ
09:51 | 19/05/2025 Nhịp sống thị trường

EVN tăng giá điện, doanh nghiệp đau đầu tìm giải pháp
12:07 | 17/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng

Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Hải quan Móng Cái: Thúc đẩy chuyển đổi số, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng khởi sắc

Hải quan khu vực III và Cảng container quốc tế Hateco ký kết quy chế phối hợp

Thanh niên Hải quan Khu vực II tặng quà gia đình chính sách

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

Giải bài toán nghịch lý cá tra

Cơ hội lớn cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi có thêm nhiều tuyến vận tải mới

Đạt 313 tỷ USD, xuất nhập khẩu duy trì đà tăng khá

Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Triệt phá vụ vận chuyển pháo nổ xuyên quốc gia, thu giữ 1,5 tấn

Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Hải quan khu vực IV phối hợp triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh

Cận cảnh lô hàng gần 2.000 giày, dép có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam

Kiểm tra ngay khi người dân phản ánh hành vi buôn bán hàng giả

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ vướng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
