Tái cơ cấu nền kinh tế - 5 năm nhìn lại
Cổ phần hóa DNNN chưa đạt được mục tiêu. Dù đã được Chính phủ duyệt lộ trình, nhưng đến nay kế hoạch cổ phần hoá Agribank vẫn còn bỏ ngỏ. Ảnh: ST |
7/22 mục tiêu không hoàn thành
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Cơ cấu lại nền kinh tế đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội”. |
Nghị quyết 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đề ra 22 mục tiêu cụ thể. Theo báo cáo của Chính phủ, đến nay phần lớn các mục tiêu của Nghị quyết 24 đều đã hoàn thành và có khả năng hoàn thành (13 mục tiêu hoàn thành, 2 mục tiêu có khả năng hoàn thành), đạt khoảng 68,2% tổng số mục tiêu đề ra.
Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng (Quy mô nợ công; Quy mô nợ chính phủ; Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mạnh; Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng bình quân tăng mạnh), đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra, góp phần tạo được bước tiến thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế của giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, dư nợ thị trường trái phiếu tăng cao so với mục tiêu đề ra.
Về 7 mục tiêu còn lại có khả năng không hoàn thành, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, 2 mục tiêu về bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ nợ xấu (vốn được đánh giá có khả năng hoàn thành vào cuối năm 2019), nhưng do đại dịch Covid-19 nên có thể không hoàn thành trong năm 2020. Có 2 mục tiêu liên quan đến cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có khả năng không hoàn thành. Nguyên nhân chủ quan từ trách nhiệm người đứng đầu đến các nguyên nhân khách quan như nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định giá trị DN, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử, phần vốn nhà nước,… trong khi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện; mục tiêu nhiệm vụ, cơ chế quản lý DNNN chưa rõ ràng; khó khăn trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược. Cùng với đó, 2 mục tiêu về 1 triệu DN và 15.000 hợp tác xã hoạt động hiệu quả cũng có khả năng không hoàn thành.
Vấn đề tái cơ cấu kinh tế cũng được nhấn mạnh tại Dự thảo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 của Đảng, 5 năm qua, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năng suất lao động được cải thiện rõ nét, thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức, trong đó, các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có những bứt phá lớn. Mô hình tăng trưởng vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài, chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước. |
Đánh giá về việc trễ hẹn mục tiêu phát triển doanh nghiệp, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu đề ra là đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong khi cơ cấu, chất lượng khu vực doanh nghiệp chậm chuyển biến. Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô và ngành kinh tế gần như không có sự thay đổi, 97% DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, thiếu vắng lực lượng doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, nhất là các doanh nghiệp lớn, có tầm quốc tế, doanh nghiệp trong các ngành công nghệ cao thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo). Tính đến ngày 22/1/2020, trên cả 3 sàn HoSE, HNX, Upcom có tổng cộng 31 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 doanh nghiệp là các ngân hàng.
Tái cơ cấu DNNN còn chậm
Cơ cấu lại ba trọng tâm (Đầu tư công, DNNN và các tổ chức tín dụng) là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong 5 nhiệm vụ được đề ra trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mục tiêu nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công của Việt Nam có khả năng không hoàn thành trong năm 2020, nhưng đã được dự kiến thúc đẩy trong giai đoạn 2021-2025.
Bên cạnh đó, các mục tiêu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã cơ bản hoàn thành, nhưng mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu có thể không hoàn thành. Tái cơ cấu lại DNNN được đẩy mạnh và thực chất hơn, cổ phần hóa, thoái vốn đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, tổng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước được bảo toàn và phát triển. “Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm, chất lượng quản trị DNNN chưa được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều DNNN còn thấp”, ông Nguyễn Chí Dũng thừa nhận.
Đánh giá về tái cơ cấu DNNN, trong đó có cổ phần hóa DNNN, GS. TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển cho rằng, chúng ta đã đạt được một số thành tích trong cổ phần hóa DNNN, nhưng những mục tiêu lớn thì chưa đạt được. Nguyên nhân là do chính sách chưa thực sự chi tiết, chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra đối với các DNNN cũng như do sự chậm trễ của các DN. Bên cạnh đó, công tác chống tham nhũng được đẩy mạnh vào những năm cuối giai đoạn 2016-2020 cũng phần nào đó tác động làm chậm tiến trình cổ phần DNNN do có sự e dè từ các đơn vị thực hiện. Bên cạnh đó, việc định giá tài sản, định giá đất đai dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước, người lao động tại doanh nghiệp chịu thiệt hại, điển hình là vụ việc cổ phần Hãng Phim truyện Việt Nam. “Nếu không có sự điều tra, đánh giá cổ phần hóa DNNN một cách nghiêm túc thì không thể cho một bức tranh đầy đủ, xác thực về kết quả cổ phần hóa. Khâu này chúng ta làm chưa tốt và phải rút kinh nghiệm trong tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới”, chuyên gia Đặng Đình Đào nói.
Liên quan đến tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã đi được chặng đường dài. Giai đoạn 2016-2020 sai phạm của các ngân hàng đã giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng ở mức 8% tổng tài sản có rủi ro theo chuẩn Basel II, việc thay đổi quản trị rủi ro, đặc biệt là về tín dụng theo yêu cầu của Basic II vẫn chưa đạt được. Một số ngân hàng chưa thực hiện việc lên sàn chứng khoán. Ngoài ra, sở hữu chéo dù đã được giải quyết nhưng mới chỉ là trên giấy tờ, thực tế vẫn còn tồn tại. Sau 5 năm, nợ xấu chưa được giải quyết một cách toàn diện. Việc thành lập sàn giao dịch mua bán nợ chưa được thực hiện. Nhiều khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng vẫn chưa được giải quyết. Chưa kể, năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ tác động đến khả năng trả nợ của các DN có thể làm tăng nợ xấu. “Trong giai đoạn tới, các hạn chế này phải được khắc phục triệt để, ngành ngân hàng phải được tái cơ cấu toàn diện và phải tuân thủ theo thông lệ quốc tế”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.
5 mục tiêu có kết quả vượt trội: Quy mô nợ công giảm mạnh, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nợ công có thể tăng đến 56-57% GDP, song vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là không quá 65% GDP. Quy mô nợ chính phủ giảm mạnh xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mạnh, ước tính năm 2020 còn 33,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu dưới 40%. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,16%, vượt xa so với mục tiêu 30%-35%. Dư nợ thị trường trái phiếu đến năm 2019 đạt 40,14% (mục tiêu đạt 30% GDP). |
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics