Chính sách tài chính tác động tích cực đến toàn bộ ngõ ngách của nền kinh tế
TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam |
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những giải pháp hỗ trợ DN, thị trường đã và đang được triển khai?
Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế nói chung, DN nói riêng gặp nhiều khó khăn, Chính phủ, ngành Tài chính đã tích cực triển khai nhiều giải pháp chính sách tài khóa để hỗ trợ trực tiếp cho DN. Thứ nhất, giảm, giãn thời hạn nộp tiền thuê đất cho doanh nghiệp. Chính sách này có tác động trực tiếp đến nhiều DN đang sử dụng đất trên cả nước. Thứ hai, giảm và giãn thời gian nộp một số loại thuế như thuế TNDN, thuế TNCN, quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đã hỗ trợ một cách tích cực và trực tiếp cho thanh khoản của toàn bộ cộng đồng DN, đến các cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn quốc. Gần đây nhất, giảm thuế GTGT đã có tác động trực tiếp đến người mua hàng cuối cùng trong nền kinh tế và số người được hưởng lợi từ chính sách này rất lớn. Người dân và DN với tư cách là người tiêu dùng cuối cùng trong nền kinh tế đều được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế GTGT.
Theo Bộ Tài chính, các chính sách tài chính hỗ trợ cho DN năm 2023 liên quan đến giảm, gia hạn, miễn thuế, phí và lệ phí vào khoảng 200 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 8 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay thì đây là hỗ trợ rất kịp thời cho các DN và có độ thẩm thấu lớn bởi nó được đến thẳng trực tiếp DN. |
Có thể nói, chính sách tài chính đã tác động đến đông đảo DN, người dân trên toàn quốc và ảnh hưởng tích cực đến nhiều ngõ ngách của nền kinh tế. Ngoài những biện pháp nổi bật này, ngành tài chính cũng còn thực hiện các biện pháp khác như giảm phí và lệ phí trong một số lĩnh vực nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy chính sách tài khóa đã đóng vai trò trụ cột hỗ trợ đắc lực cho cho nền kinh tế trong thời gian qua.
Theo quan sát của ông, đâu là những chính sách hỗ trợ có tác động, có mức độ thẩm thấu lớn tới thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay?
Trong bối cảnh nền kinh tế năm nay thì dư địa cho chính sách tiền tệ để tác động trực tiếp tới DN và nền kinh tế không lớn như những năm trước. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ thường có độ trễ dài hơn so với chính sách tài chính. Do vậy, ngoài việc góp phần chia sẻ gánh nặng với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa sẽ có tác động thẩm thấu, trực tiếp hơn tới DN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung xét về bối cảnh của nền kinh tế trong năm nay.
Những chính sách quan trọng như giảm thuế, giảm tiền thuê đất đã hỗ trợ rất nhiều cho DN, qua đó giảm chi phí kinh doanh cho DN. Ngân sách Nhà nước đã trực tiếp chia sẻ những khó khăn đối với DN, hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc giảm bớt các chi phí về tiền thuê đất cho DN, giảm bớt tiền nợ thuế, từ đó tác động trực tiếp đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các DN. Bên cạnh đó, số tiền mà các DN được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cũng tương đối lớn và khoản tiền này có ý nghĩa hỗ trợ trực tiếp cho thanh khoản của DN, giảm bớt khó khăn của DN về dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh nhiều DN gặp rất nhiều khó khăn về đơn hàng và thị trường trong thời gian vừa qua.
Theo Bộ Tài chính, các chính sách tài chính hỗ trợ cho DN năm 2023 liên quan đến giảm, gia hạn, miễn thuế, phí và lệ phí vào khoảng 200 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 8 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay thì đây là hỗ trợ rất kịp thời cho các DN và có độ thẩm thấu lớn bởi nó được đến thẳng trực tiếp DN.
Theo tính toán, trong năm 2023 số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 75 nghìn tỷ đồng. Số tiền thuế được giảm từ quyết định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng vào khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính sơ bộ từ hai con số này cho thấy, NSNN sẽ dành khoảng 6% tổng thu cân đối NSNN năm 2023 để hỗ trợ trở lại cho DN và người dân. Con số này thực sự nói lên nhiều điều về tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro của Nhà nước đối với cộng đồng DN và người dân trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Đáng chú ý là thủ tục để các DN được hưởng chính sách hỗ trợ lại đơn giản và có thể được thực hiện một cách cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua hệ thống thuế điện từ. Tiếp cận dễ dàng, thuận tiện tới các biện pháp hỗ trợ là một điểm mạnh được DN và người dân đánh giá cao.
Riêng đối với thuế GTGT, tổng số thuế GTGT được giảm khoảng hơn 20.000 tỷ đồng sẽ hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng của của người dân. Nó đóng góp cho việc duy trì tốc độ tăng bền vững tiêu dùng cuối cùng của người dân – một cấu phần quan trọng trong tổng cầu của nền kinh tế. Đồng thời, việc giảm thuế VAT cũng hỗ trợ cho việc kích thích sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và đóng góp vào mục tiêu kiểm soát giá tiêu dùng.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiện vẫn đang là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Để đạt mục tiêu này, Bộ Tài chính đã xác định từ nay đến cuối năm tiếp tục áp dụng giải pháp chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN. Theo ông, định hướng áp dụng chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt sẽ tạo điều kiện như thế nào cho cơ quan quản lý trong việc tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ nền kinh tế?
Tôi cho rằng định hướng chính sách này phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Thông điệp chủ động linh hoạt chính sách tài khóa phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay. Định hướng này sẽ giúp chính sách tài khóa phát huy vai trò lớn hơn, tích cực hơn nữa so với trước đây. Bối cảnh hiện nay có nhiều vấn đề về tổng cầu hơn là những vấn đề về cung, do đó. Để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi thì cần phải có tác động trực tiếp lớn hơn từ những chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, việc giảm bớt gánh nặng tài chính để các DN có thể vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động và sẵn sàng quay trở lại sản xuất, kinh doanh khi tổng cầu hồi phục là điều rất nên làm.
Sau hơn nửa năm vừa qua, số liệu thu chi NSNN cho thấy dư địa lớn hơn để chính sách tài khóa có thể phát huy vai trò tích cực hơn. Định hướng này sẽ mở ra cho những đề xuất mạnh mẽ hơn, ở cấp độ cao hơn để hỗ trợ cho DN, người tiêu dùng, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm, với dự liệu cho 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm 2024.
Ông có khuyến nghị gì tới cơ quan quản lý để các giải pháp hỗ trợ tiếp tục thẩm thấu hiệu quả hơn tới DN, thị trường?
Về cơ bản, việc thực thi những chính sách tài khóa hỗ trợ DN, người dân trong thời gian vừa qua được thực hiện hiệu quả và không có nhiều khó khăn khó khăn, vướng mắc ở diện rộng. Điều này là do ngành tài chính đã triển khai và liên tục rút kinh nghiệm trong 3 năm vừa qua. Việc thực hiện nhanh và hiệu quả đã giúp các chính sách tài khóa thẩm thấu trực tiếp tới các DN và người tiêu dùng. Phần lớn các DN, người tiêu dùng đều cảm nhận được hiệu quả ngay khi chính sách được ban hành và thực thi.
Về khuyến nghị, cũng như tôi đã nói ở trên, một số chính sách có thể được xem xét nghiên cứu, tính toán và chuẩn bị để thực hiện sớm hơn sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho các DN, người dân và cho toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, với tinh thần chủ động, linh hoạt, chính sách tài khóa cần dự liệu các biện pháp tài khóa phù hợp cho cho 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm 2024 dựa trên diễn biến tình hình kinh tế trong nước và kinh tế toàn cầu trong những tháng tới đây. Tinh thần chủ động, linh hoạt đó sẽ giúp các chính sách tài khóa phối hợp nhịp nhàng với chính sách tiền tệ và chính sách của các ngành để nền kinh tế sớm quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics