Chính sách tài khóa khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế
Chính sách tài khóa đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch. Ảnh: T.D |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2022 là một năm điều hành và quản lý phát triển kinh tế - xã hội thành công. Theo đó, tăng trưởng GDP dự kiến tăng từ 7,5-8%; chỉ số CPI hiện tăng 2,73% và nợ công/GDP ước tính đạt 43%, thấp hơn mức trần dưới 60% GDP Quốc hội cho phép. Về XNK, hiện nay đã xuất siêu được trên 8 tỷ USD. Cùng với đó, bội chi ngân sách là 3,74%, dưới 4% so với Nghị quyết của Quốc hội, nếu cộng cả gói phục hồi nền kinh tế thì bội chi ở mức 4,5%.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, trong năm 2022, chính sách tài khóa đã và đang là trụ cột cho nền kinh tế. Trong đó, thu ngân sách dự kiến đạt 1,614 triệu tỷ đồng, vượt khoảng 202,4 ngàn tỷ đồng, tăng 14,3% so với dự toán và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2021. Đặc biệt, thu nội địa vẫn đạt tăng trưởng 9,8%. Theo Bộ trưởng, năm 2022 là năm giảm thuế nhiều nhất, cao nhất trong lịch sử của ngành thuế khi đã giảm khoảng 233 nghìn tỷ đồng; 9 tháng năm 2022 đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế hơn 151 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong năm 2022, để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội ban hành gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lên đến 347 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 131 nghìn tỷ đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng; 14 nghìn tỷ đồng đầu tư vào y tế; 38 nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng; 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2%; 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân…
Bộ Tài chính cũng đã triển khai các chính sách tài khóa tập trung vào hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, riêng năm 2022, Bộ Tài chính đã tham mưu trình các cấp có thẩm quyền giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho người dân và doanh nghiệp; giảm đến 37 khoản phí, lệ phí; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu... góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã tham mưu Chính phủ thành lập Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19, đến nay đã huy động được gần 11 nghìn tỷ đồng, số dư hiện nay là hơn 3 nghìn tỷ đồng. Cùng với nguồn lực từ ngân sách, đến nay đã thực hiện tiêm miễn phí cho toàn dân.
Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, vừa qua, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao, Bộ Tài chính đã chủ động trình các cấp có thẩm quyền giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu xuống mức sàn, giảm thuế nhập khẩu ưu đãi xuống 10% để giảm giá xăng dầu, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Các chính sách tài khóa đã góp phần huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo đường băng cho phát triển. Việc giãn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí đã giúp doanh nghiệp có nguồn vốn quay vòng, vượt qua khó khăn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian qua, chính sách tài khóa được điều hành theo hướng chủ động, mở rộng hợp lý, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; giữ ổn định kinh tế Việt Nam, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần quan trọng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của người dân. Số liệu mới cập nhật của Bộ Tài chính cho thấy, trong 10 tháng đầu năm, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng (bao gồ#m dự phòng năm 2021 chuyển sang) 4.893,2 tỷ đồng để bổ sung kinh phí phòng chống dịch Covid-19 cho Bộ Quốc phòng (729,8 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (3.489,5 tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Cùng với đó, tạm cấp bổ sung 4.149 tỷ đồng cho 22 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đánh giá tác động của chính sách tài khóa đến hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng có thể nhìn nhận ở 2 góc độ. Ở góc độ trực tiếp, qua kết quả khảo sát, chính sách tài khoá có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các đối tượng, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Về cơ bản, chính sách tài khóa tác động hai chiều cả bên cung và bên cầu. Nhìn nhận cụ thể thì các gói hỗ trợ, Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Ở góc độ gián tiếp, chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ góp phần vào việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là tiền đề rất quan trọng để tạo thêm lòng tin của thị trường, nhà đầu tư, cũng như “thúc” doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics