Chính sách, pháp luật tài chính hướng tới người dân và doanh nghiệp
Công chức Cục Hải quan Nghệ An hướng dẫn DN nắm bắt các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan. Ảnh: H.Nụ |
Không để xảy ra “lợi ích nhóm” trong xây dựng thể chế tài chính
Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCSĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính trong tình hình mới, khẳng định việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước. Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, công tác này đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng cũng bộc lộ không ít hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục. Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược Tài chính đến năm 2030, các Chiến lược chuyên ngành trong các lĩnh vực như Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước,... và Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025, nhiệm vụ trong giai đoạn tới của ngành Tài chính là phải xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia cũng như góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện thắng lợi Chiến lược triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
Chỉ thị nhấn mạnh mọi chính sách, pháp luật tài chính phải hướng tới người dân và doanh nghiệp, để người dân và doanh nghiệp phát huy hết nội lực, khả năng đóng góp cho sự phát triển của đất nước. |
Để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho ngành Tài chính, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính yêu cầu cấp ủy, tập thể lãnh đạo các đơn vị khẩn trương nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính, xác định việc tổ chức triển khai công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tài chính là trách nhiệm của tập thể lãnh đạo đơn vị, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần phải ưu tiên và quyết liệt thực hiện trong chương trình công tác của đơn vị, từ đó tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả.
Cùng với đó, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính, đảm bảo quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo đúng quy định pháp luật, khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chú trọng theo dõi, đôn đốc, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đối với trường hợp chậm, muộn hoặc không hoàn thành nhiệm vụ phải đánh giá rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, yêu cầu của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo khi đề xuất, xây dựng và hoàn thiện thể chế; đối với các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quan trọng, phức tạp, nhạy cảm cần kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng.
Đồng thời, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải chắc chắn, làm tốt từng khâu, ưu tiên cao nhất cho chất lượng nhưng phải đảm bảo yêu cầu về thời hạn xây dựng; tăng cường khâu rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong văn bản quy phạm pháp luật…
Chú trọng đối thoại với người dân và doanh nghiệp
Chỉ đạo giải pháp về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính yêu cầu việc đề xuất xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính phải đặt trong tổng thể của cả hệ thống pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, phải thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và bám sát thực tiễn; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy trong xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật để đề xuất được những định hướng chính sách lớn, then chốt. Cùng với đó, chủ động rà soát các chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý để đề xuất nội dung hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính; kịp thời giải quyết các vướng mắc về chính sách pháp luật tài chính trên tinh thần xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong rà soát, xây dựng thể chế. Đáng chú ý, Chỉ thị nhấn mạnh mọi chính sách, pháp luật tài chính phải hướng tới người dân và doanh nghiệp, để người dân và doanh nghiệp phát huy hết nội lực, khả năng đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Bộ Tài chính xác đinh, cần phải ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá tình hình, yêu cầu thực tiễn, cơ sở luận cứ khoa học nhằm đề xuất hướng đổi mới, cải cách về thể chế, phân tích, lượng hóa các tác động của chính sách đối với nền kinh tế căn cứ vào các dữ liệu về kinh tế được cập nhật thường xuyên để đánh giá hiệu quả của chính sách khách quan nhất, toàn diện nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính; chú trọng lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân nhưng việc tiếp thu phải có chọn lọc các ý kiến cũng như kinh nghiệm quốc tế phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam; đẩy mạnh phương thức Hội đồng tư vấn thẩm định để phát huy trí tuệ tập thể, huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan.
Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nêu rõ, đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật phải được triển khai toàn diện, đồng bộ với các hình thức phù hợp với đặc thù của ngành tài chính và nhu cầu của từng nhóm đối tượng tuyên truyền. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật cũng như công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật; chú trọng đối thoại với người dân và doanh nghiệp về những vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách pháp luật; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời, kiên quyết, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật. Trong thực thi nhiệm vụ pháp luật tài chính quốc tế, các đơn vị được giao nhiệm vụ phải thực hiện tốt cơ chế phối hợp nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong đàm phán quốc tế, xử lý tranh chấp trong đầu tư quốc tế, các vụ việc kháng kiện thương mại.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
13:42 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
10:08 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics