Chính sách tài chính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp: Kịp thời, hiệu quả
Đổi mới chính sách về tài chính doanh nghiệp | |
Bộ Tài chính thực hiện bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp | |
Chính sách hỗ trợ tài chính đã đến với người dân, doanh nghiệp |
Các giải pháp về thuế, phí, lệ phí đã trực tiếp đi vào cuộc sống, doanh nghiệp cũng như người dân được trực tiếp thụ hưởng. Ảnh: ST |
Những con số “biết nói”
Dịch Covid-19 xảy ra vào đầu năm 2020 cho đến nay đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp về gia hạn các khoản thuế (thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Tiêu thụ đặc biệt) và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Nhìn lại năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm hơn 31,5 nghìn tỷ đồng. Còn trong năm 2021, trước diễn biến rất phức tạp của dịch Covid-19, các giải pháp hỗ trợ tiếp tục được triển khai ở mức cao hơn cả về nội dung và giá trị với tổng quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 120 nghìn tỷ đồng.
Năm 2022 được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sẽ có tác động lớn tới sự phục hồi và phát triển kinh tế của doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng cũng như khắc phục những tác động đến ngân sách nhà nước, thị trường tài chính, tiền tệ, lao động, việc làm, xã hội... Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách, như: giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, dự kiến doanh nghiệp, người dân sẽ được giảm nghĩa vụ này khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng; điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp với số tiền khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí với số tiền được giảm khoảng 900 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2022; giảm từ 50%-70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn, số tiền giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng... Dự kiến, các giải pháp nêu trên trong năm 2022 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 225,5 nghìn tỷ đồng. Đây là chương trình tương đối toàn diện, giúp người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiết giảm chi phí, có thêm nguồn lực duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cú hích cho phát triển kinh tế.
Đáng chú ý, trước tình hình giá xăng dầu thế giới tăng cao trong thời gian gần đây tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của người dân, ảnh hưởng tới sự phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Để tiếp tục góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước trong bối cảnh giá xăng dầu trên thế giới tiếp tục tăng cao, ngày 6/7/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờ xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010.QH12 kể từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước của việc giảm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH 15 khoảng 32 nghìn tỷ đồng.
Cùng lúc, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 8/8/2022 điều chỉnh mức giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng từ 20% xuống 10% nhằm đa dang hóa nguồn cung, góp phần bình ổn thị trường trong nước.
Đặc biệt, các chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng áp dụng đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất 10% và giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu đã có “tác dụng kép”, vừa giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, vừa góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện sức ép lạm phát, chi phí tăng cao.
“Đã nói là làm”
Có thể nói, số tiền hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đều tăng mạnh qua các năm và đến năm 2022 là một con số rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn ngành Tài chính để các chính sách có thể sớm đi vào cuộc sống. Nhiều chuyên gia kinh tế đã đồng quan điểm khi cho rằng, các giải pháp về thuế, phí, lệ phí đã trực tiếp đi vào cuộc sống. Doanh nghiệp cũng như người dân được thụ hưởng trực tiếp, giúp giảm bớt các khó khăn trong quá trình hồi phục sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện rõ quan điểm mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã từng khẳng định khi nói về các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp suốt thời gian qua là “không hứa suông và đã nói là làm”, nhất là trong bối cảnh nguồn thu bị suy giảm nhưng vẫn phải bảo đảm nhu cầu chi, đặc biệt là chi về an sinh xã hội, chi cho phòng chống dịch bệnh... Bộ Tài chính luôn xác định đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp.
Thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài.
Theo Bộ Tài chính, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã dược các cấp có thẩm quyền ban hành cho năm 2022 để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền quyết định để sớm triển khai vào thực tế các giải pháp giảm tiền thuê đất năm 2022 đối với doanh nghiệp, tổ chức; tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, hiệp hội rà soát trình Chính phủ điều chỉnh mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước...
Về lâu dài, quán triệt các chủ trương, định hướng đã được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển bền vững của nền kinh tế.
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam: Doanh nghiệp đánh giá cao thời gian qua Chính phủ đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, giảm chi phí. Cắt giảm thuế giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn, nhất là trong giai đoạn hậu Covid-19. Đây là các giải pháp có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, thay vì nộp thuế cho Nhà nước thì dành nguồn lực để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng. |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics