Chiến lược phát triển Công nghiệp 4.0 của một số nước trên thế giới
Đức – nước tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - đã đưa ra chiến lược phát triển Công nghiệp 4.0 từ cách đây 6 năm. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho Công nghiệp 4.0 của Đức có thể lên đến 40 tỷ EUR/năm, đến năm 2020. Chính phủ Đức đang nỗ lực hiện đại hóa hạ tầng công nghiệp của mình, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số và xóa đi ranh giới giữa công nghiệp và các dịch vụ. Năm 2012, Đức thành lập Nhóm đặc trách về “Công nghiệp 4.0” nhằm đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động để đưa Đức trở thành nước dẫn đầu Công nghiệp 4.0, đó là: Tiêu chuẩn hóa; Cung cấp cơ sở hạ tầng băng thông rộng toàn diện cho các ngành công nghiệp; Xây dựng các cơ chế và giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; Đào tạo, phát triển chuyên môn, hiệu quả nguồn lực. Ngoài ra, Đức còn tăng cường ngân sách cho nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm phục vụ Công nghiệp 4.0 và coi đây là trọng tâm của chương trình R&D cấp quốc gia trong gần 10 năm tới.
Trong khi đó, Mỹ - nước đứng đầu thế giới trong ngành công nghiệp chế tạo - đã thành lập Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh (SMLC) vào năm 2012 để khuyến khích ngành công nghiệp cộng tác phát triển nền tảng, tiêu chuẩn công nghệ mới. Chính phủ nước này dành ưu tiên hơn cho các ngành kỹ thuật cơ khí và đang tìm cách theo đuổi một chính sách công nghiệp tích cực để tạo việc làm và khuyến khích sản xuất ở Mỹ. Chương trình “Chế tạo tại Mỹ” được khởi xướng từ năm 2010 nhằm nâng cao năng lực ngành chế tạo của Mỹ và tạo thêm nhiều việc làm. Năm 2011, chương trình AMP: “Đối tác chế tạo tiên tiến” được Mỹ đưa ra nhằm định hướng đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới nổi. Để hỗ trợ cho Công nghiệp 4.0, năm 2014, Liên minh Internet Công nghiệp (IIC) được thành lập, với trọng tâm là nghiên cứu ứng dụng Vạn vật kết nối Internet (IoT) trong công nghiệp (IIoT). Ngoài ra, Mỹ cũng tăng tài trợ cho R&D trong sản xuất. Đến năm 2017, Chính phủ Mỹ đầu tư 1,1 tỷ USD cho phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chưa kể các dự án AI cho an ninh, quốc phòng.
Tại Anh, để xây dựng nền kinh tế số, năm 2010, nước Anh đưa ra sáng kiến “thành phố công nghệ” (Tech City UK) với 21 cụm công nghệ số (digital cluster) trên khắp nước Anh, trong đó London là khởi nguồn. Trong tổng số 47.200 công ty công nghệ số ở London, xấp xỉ 98% là các doanh nghiệp nhỏ. Năm 2012, Anh tiếp tục đưa ra Chiến lược công nghiệp, tập trung vào các công nghệ, kỹ năng, tiếp cận tài chính, quan hệ đối tác với các ngành và mua sắm. 11 lĩnh vực đã được xác định và các chiến lược phát triển trong quan hệ đối tác với ngành công nghiệp nhằm xây dựng lòng tin và đầu tư về dài hạn. Các sáng kiến được Chính phủ và ngành công nghiệp tài trợ đáng kể.
Tại châu Á, Chính phủ Trung Quốc khởi động chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" (Made in China 2025). Theo đó, Trung Quốc tái cấu trúc và tinh gọn các lĩnh vực công nghệ chủ chốt và cải thiện khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Đồng thời, mục tiêu là biến Trung Quốc thành người khổng lồ về sản xuất bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo. Dự kiến, đến năm 2020, Trung Quốc có khả năng sản xuất 100.000 robot mỗi năm.
Tương tự, Chính phủ Nhật Bản từ năm 2013 công bố “Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”, trong đó tập trung thúc đẩy “thông minh hóa”, “hệ thống hóa” và “toàn cầu hóa”. Công nghệ số, công nghệ nano và công nghệ môi trường là trọng tâm được ưu tiên thúc đẩy trong chiến lược. Năm 2015, “Chiến lược cách mạng hóa robot” đã được đưa ra, gồm 3 trụ cột: Nhật Bản trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo robot của thế giới; Nhật Bản dẫn đầu thế giới về sử dụng robot trong xã hội; Trình diễn với thế giới những sáng kiến robot Nhật Bản bằng cách dẫn đầu thời đại robot mới với ứng dụng IoT. Tháng 1-2016, Chính phủ Nhật Bản công bố “Kế hoạch cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ 5” giai đoạn 2016-2020, trong đó xây dựng Nhật Bản thành một xã hội “siêu thông minh” hay “Xã hội 5.0”. Năm 2016, Nhật Bản đưa môn học lập trình trở thành môn học bắt buộc tại các trường trung học cơ sở.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu, đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của mỗi nước. Thực tế, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là những thách thức chung của các nước trên thế giới.
Tin liên quan
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK