Cần sớm có hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển dệt may, da giày
Doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh Dệt may, da giày đứng trước cơ hội và thách thức thực thi tra soát chuỗi cung ứng |
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. |
Thưa ông, xu hướng phát triển xanh, phát triển bền vững đang đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam những thách thức như thế nào?
Như chúng ta đã biết, Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết tại COP 26 về việc đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Điều này đặt ra 5 vấn đề lớn cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Thứ nhất là tính tuân thủ của DN và người dân đối với chiến lược COP 26 mà Chính phủ đã ký. Đặc biệt, các DN phải tuân thủ theo hợp đồng thương mại đã ký với các nhãn hàng. Trong đó, một số thị trường như châu Âu, Mỹ đang đưa ra những chính sách mới buộc các DN phải thích ứng.
Thứ hai là xu thế xanh, xu thế phát triển bền vững và xu thế sử dụng các sản phẩm tái chế mà các DN phải bắt kịp và phải tuân thủ điều kiện trong các hàng rào kỹ thuật của một số nước đặt ra. Cùng với đó, các DN cũng phải đảm bảo khả năng thích ứng được yêu cầu về tái chế trong sản phẩm dệt may.
Thứ ba là vấn đề liên kết chuỗi trong các lĩnh vực công nghiệp, trong đó có công nghiệp dệt may, da giày và công nghiệp tái chế.
Thứ tư là vấn đề tài chính cho đầu tư và chính sách của Nhà nước đối với phát triển xanh, phát triển bền vững. Trong đó, các cơ quan Nhà nước cần đưa ra được những chính sách có tính thông suốt và tạo điều kiện cho DN bắt kịp xu thế này. Bởi DN muốn tồn tại thì buộc phải tuân thủ điều kiện trong các hiệp định thương mại, các hợp đồng thương mại và đòi hỏi của các nhãn hàng. Trên thực tế, ngành dệt may Việt Nam đã có rất nhiều dòng sản phẩm có sử dụng sản phẩm tái chế với tỷ lệ 30%, thậm chí 50-60%.
Thứ năm là nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề phá triển xanh và bền vững. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người lao động, người dân và cả cơ quan quản lý đối với vấn đề này.
Hiện nay mức độ quan tâm của DN dệt may Việt Nam đối với xu thế này như thế nào, thưa ông?
Theo tôi cần phân loại DN ra làm 3 cấp độ. Thứ nhất là DN quy mô lớn, có đủ năng lực về tài chính, con người và có thị trường ổn định. Những DN này đều đã đầu tư phát triển sản phẩm xanh, năng lượng tái tạo, chuyển đổi từ hệ thống nồi hơi đốt bằng than đá sang đốt bằng điện… Thứ hai là DN quy mô vừa. Những DN này cũng có khả năng liên kết với DN lớn để thực hiện chiến lược phát triển xanh. Thứ ba là nhóm DN nhỏ, chịu khó khăn lớn nhất vì để đầu tư phát triển xanh, DN cần có tài chính và phải đạt các chuẩn mực đánh giá của các nhãn hàng thì mới đạt được yếu tố ổn định để phát triển đơn hàng.
Trên thực tế các DN dệt may Việt Nam đã đầu tư phát triển xanh và bền vững rất nhiều. Đầu tháng 11 tới, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ dẫn các đại sứ châu Âu đi thăm một số nhà máy đạt tiêu chuẩn xanh ở khu vực phía Bắc. Tại phía Nam cũng có nhiều nhà máy đã đạt được tiêu chuẩn xanh.
Như ông vừa nói thì tài chính và chính sách là 2 thách thức lớn của các DN dệt may trong xu thế xanh hóa, ông có kiến nghị gì liên quan đến 2 vấn đề này để hỗ trợ cho các DN?
Hiện ngành dệt may Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tương đối lớn cho phần cung thiết hụt. Để cải thiện tình trạng này, từ cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang cùng Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm có hướng dẫn thực hiện chiến lược này để các địa phương quy hoạch và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đạt chuẩn mực về môi trường.
Song song với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xây dựng quỹ môi trường để các khu công nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn mực về môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường và tuân thủ được điều khoản trong các hiệp định thương mại. Làm được những điều này, ngành dệt may sẽ giảm được lượng nhập khẩu bên ngoài, chủ động được nguyên phụ liệu theo yêu cầu về xuất xứ của các hiệp định thương mại, như CPTPP yêu cầu sản phẩm dệt may phải xuất xứ từ sợi trở đi, EVFTA yêu cầu xuất xứ từ vải… Từ đó có thể tận dụng được lợi ích từ các dòng thuế trong các hiệp định thương mại.
Đặc biệt, tôi cho rằng các chính sách phải có tính thực tế, nếu có bất cập thì cần điều chỉnh để tạo ra điều kiện cho DN phát triển ổn định, đạt các chuẩn mực xanh và phát triển bền vững. Làm được như vậy thì ngành dệt may Việt Nam mới có cơ sở để đạt được mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm nay.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics