Bước tiến vững chắc của kinh tế Việt Nam
Đi lên từ ổn định
Thách thức lớn nhất trong kinh tế của Việt Nam năm 2020 và trong những năm tiếp theo là cần phải đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. |
Năm 2020 là năm bản lề kết thúc chu kỳ 5 năm với mức tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5-7% của Kế hoạch 2016-2020 đã đề ra), đồng thời tạo đà cho chu kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030.
Trong bài viết với chủ đề: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn thuộc top đầu các nước trong khu vực và thế giới, mức sống và chất lượng sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, sức mạnh tổng hợp quốc gia được tăng cường, tạo thế và lực mới đưa đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng”.
Trong một ấn bản bổ sung của báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2019, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giảm dự báo tăng trưởng của châu Á trong năm nay và năm sau, trong đó, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ được dự báo sẽ giảm sút do cả các yếu tố trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với Việt Nam, cơ quan quốc tế này lại điều chỉnh mức tăng trưởng tăng từ 6,8% trong báo cáo cũ lên 6,9% trong năm 2019, điều chỉnh tăng từ 6,7% lên 6,8% tốc độ tăng trưởng trong năm 2020. Theo ADB, Việt Nam có sự tăng trưởng cao nhờ vào môi trường kinh doanh được cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư được duy trì và sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Với các chuyên gia trong nước thì khu vực kinh tế tư nhân đang nổi lên là động lực chính cho tăng trưởng, khi chiếm vị trí lớn trong kim ngạch xuất khẩu, thậm chí, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung nhận xét, đầu tư của khu vực tư nhân đang chiếm tỷ trọng cao và liên tục gia tăng, tốc độ tăng đầu tư gấp khá nhiều lần so với đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI, điều này đã và đang tạo động lực cho đầu tư toàn xã hội. Theo ông Cung, những thành quả này là do kinh tế vĩ mô luôn được Chính phủ duy trì ổn định, tăng niềm tin cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hơn nữa, Chính phủ đã tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhằm giảm rào cản gia nhập thị trường và giảm chi phí cho doanh nghiệp, năng suất lao động cũng được hỗ trợ tăng lên để thêm lực đẩy cho kinh tế vĩ mô.
Bước tiến phải vững vàng
Trong năm 2019, cả nước đã nhận tin vui khi chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng 10 bậc lên vị trí 67, theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới, trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, nhìn rộng ra nhiều chỉ số khác thì chúng ta vẫn còn ít nhiều hạn chế, như chỉ số năng suất lao động còn thấp, số lượng doanh nghiệp giải thể còn cao, tốc độ tăng trưởng chưa vượt qua bẫy thu nhập trung bình… Thậm chí, một báo cáo của trường Đại học Kinh tế quốc dân còn chỉ ra, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 6%/năm và 7-8%/năm, Việt Nam gần như không có cơ hội đuổi kịp các nền kinh tế trong khu vực vào năm 2045.
Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho biết, so với các nước tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là rất khá, nhưng so với chính chúng ta và tổng thể thì rõ ràng là không tốt. Trong nội tại nền kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, doanh nghiệp nhà nước chững lại, cổ phần hóa chậm… chưa kể sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu cũng kéo giảm khả năng đầu tư cũng như nhu cầu nhập khẩu. Tuy vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực nên Quốc hội mới thông qua các mục tiêu năm 2020 với tăng trưởng 6,8%, lạm phát dưới 4%, tăng trưởng xuất khẩu 7%. Ngoài ra, áp lực của chính sách tiền tệ không cao, lạm phát thấp sẽ khiến ngành ngân hàng có nhiều dư địa hạ lãi suất, hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế.
Rõ ràng, nền kinh tế chúng ta đứng trước thời cơ và vận hội mới, song thách thức không hề nhỏ. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, nhất là đẩy mạnh cải cách để giải phóng tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, cả nguồn lực vật chất và tinh thần, nguồn lực trong nước và quốc tế để đưa đất nước tiến lên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Chắc chắn, tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Việt Nam trên 7%, là năm thứ hai tăng trên 7%. Kinh tế vĩ mô ổn định và được gia cường thêm. Lạm phát 2,73%, thấp nhất trong 3 năm gần đây khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%. Lạm phát cũng thấp hơn nhiều so với tăng trưởng, giúp cho tăng trưởng càng thêm có ý nghĩa. (Trích phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 25/12/2019) TS. Nguyễn Đình Cung: 2020 là năm cuối nhiệm kỳ, Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần cải cách của năm 2017, 2018, thậm chí phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa để tăng lòng tin và độ hứng khởi kinh doanh, nhất là của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại khối doanh nghiệp Nhà nước cũng cần đẩy mạnh, theo hướng tăng quyền tự chủ… Có thể nói, với việc đi theo đúng những con đường mà Đảng, Nhà nước đã lựa chọn, kết hợp với việc điều hành nền kinh tế thị trường hợp lý, thì kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với những bước tiến vững vàng, đạt được nhiều kỳ tích lịch sử như những gì mà các đội bóng nước nhà đã đạt được trong năm qua, đem tới niềm tin chiến thắng cho toàn xã hội. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phục hồi tốt
09:00 | 23/10/2024 Kinh tế
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics