Kinh tế Việt Nam cần đường đi riêng, khai thác động lực tăng trưởng mới
Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đại học Kinh tế quốc dân đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội Đảng: Lựa chọn để phát triển". Ảnh: H.Dịu |
Ngày 26/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Đại học Kinh tế Quốc dân đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội Đảng: Lựa chọn để phát triển”. Sự kiện được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia về những vấn đề có thể trở thành đầu vào quan trọng cho các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Hội thảo có sự tham gia và chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng hàng trăm nhà quản lý, chuyên gia kinh tế từ các cơ quan trung ương, các trường trường đại học, các viện nghiên cứu trên khắp cả nước. Hội thảo tập trung thảo luận về đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Chiến lược 10 năm 2011-2020, kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Theo PGS. TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhằm xác định các trọng tâm chính sách cho các giai đoạn nêu trên, nhóm nghiên cứu đã đánh giá và xếp hạng ưu tiên các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường. Từ đó, bản góp ý vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đề xuất các mục tiêu phát triển dài hạn, trước mắt; đề xuất động lực tăng trưởng; lựa chọn trong mô hình tăng trưởng mới; lựa chọn trong các vấn đề như phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, khu vực FDI,…
Đánh giá về việc thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam qua các giai đoạn, báo cáo đóng góp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, Việt Nam chưa thực hiện được mục tiêu đặt ra trong Chiến lược 10 năm 2011-2020 đối với lĩnh vực kinh tế cả về số lượng và chất lượng. Kết quả này còn được đánh giá thấp khi so với thành quả của các quốc gia khác đạt được khi cùng giai đoạn phát triển như Việt Nam.
Do vậy, đánh giá theo tiêu chí xếp loại trình độ phát triển quốc tế của Ngân hàng Thế giới, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, Việt Nam ở thời điểm hiện nay đang đạt trình độ phát triển giai đoạn đầu của nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Với những kết quả này, mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đã được đặt ra trong các văn kiện đã có đến năm 2035, 2045, mục tiêu tổng quát về kinh tế đến năm 2025 và 2030 là: Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm nước có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Các thành quả đạt được dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh gắn với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, bằng việc khai thác các động lực tăng trưởng mới.
Những động lực tăng trưởng mới này được xác định là khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo; nguồn nhân lực chất lượng cao luôn duy trì; khoa học công nghệ cao được áp dụng trong các ngành kinh tế, cả trong sản xuất, kinh doanh và trong quản lý điều hành; thiết lập được vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Kinh tế tư nhân là một trong những động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế. Ảnh:H.Dịu |
Để làm được những mục tiêu trên, theo GS. TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam cần xác định các trọng tâm chính sách về phát triển bền vững về môi trường và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển khu vực tư nhân, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên Cách mạng công nghiệp 4.0, hình thành các ngành mũi nhọn, phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…
Ngoài ra, nhiều ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế còn cho rằng, chủ trương phát triển kinh tế nhanh và bền vững từ Đại hội Đảng lần thứ XII vẫn còn nguyên giá trị nhưng phải có cách làm sáng tạo và khả thi theo đặc điểm của Việt Nam, cần tiếp tục coi trọng vai trò của doanh nghiệp...
Từ những phân tích của các học giả, chuyên gia tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã bày tỏ sự đồng tình và cho rằng, Việt Nam cần có con đường đi riêng với giải pháp khả thi chứ không dập khuôn theo bất cứ mô hình nào của thế giới.
Nhắc lại khuyến nghị của một số quốc gia, tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam là tập trung phát triển kinh tế để có nguồn lực thực hiện các chính sách xã hội, Phó Thủ tướng cho biết đặc điểm và trình độ phát triển xã hội của Việt Nam không cho phép thực hiện khuyến nghị này. Do đó, trong từng chủ trương, chính sách, Đảng, Nhà nước luôn gắn việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển với tiến bộ và công bằng xã hội.
Về định hướng phát triển đất nước, Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia cần làm rõ Việt Nam nên tiếp tục đi theo con đường trở thành một nước công nghiệp hay trở thành một nước phát triển, ở mức độ trung bình cao hay trung bình thấp,...
Ngoài hội thảo này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục tham vấn ý kiến đóng góp rộng rãi của các chuyên gia kinh tế, các tổ chức kinh tế quốc tế... để góp phần xây dựng và hoàn thiện tốt nhất văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics