Bức tranh dệt may qua báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp bị "bào mòn" vì lãi suất quá cao "Tia sáng" le lói tại một số doanh nghiệp dệt may |
Đơn hàng nhỏ lẻ, đơn giá giảm, thời gian giao hàng ngắn... là những áp lực đối với các doanh nghiệp dệt may trong 6 tháng đầu năm 2023. Ảnh: ST |
Lợi nhuận lao dốc
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 của Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK), doanh thu trong kỳ giảm 23% so với quý 2/2022, ở mức 407 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận trước thuế còn lại 36 tỷ đồng, giảm gần 53% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cho biết doanh số và giá bán bình quân quý 2 thấp hơn cùng kỳ do khách hàng gián tiếp và trực tiếp thu hẹp quy mô đơn hàng. Mặc dù chi phí tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm nhưng vẫn không cải thiện được chỉ tiêu lợi nhuận trước và sau thuế.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của STK đạt hơn 695 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ; lãi sau thuế lao dốc 73% xuống còn 39 tỷ đồng.
Tương tự, doanh thu thuần của Công ty CP Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) cũng giảm 32% trong quý 2/2023, xuống mức 715 tỷ đồng. Kéo theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt được chưa tới 2 tỷ đồng, giảm mạnh 97%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của TCM giảm 27%, xuống mức 1.591 tỷ đồng; lợi nhuận ròng giảm 56% so cùng kỳ, ở mức hơn 56 tỷ đồng.
Phân theo khu vực địa lý, doanh thu từ xuất khẩu của TCM là 1.388 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước; tương ứng, lợi nhuận gộp giảm 35%, đạt 194 tỷ đồng. Thị trường trong nước cũng ghi nhận doanh thu giảm 17%, ở mức 203 tỷ đồng, giảm 17%; lợi nhuận gộp đạt 36 tỷ đồng, giảm 18%.
Đại diện TCM cho biết, công ty hiện vẫn chưa hoạt động tối đa công suất, thiếu đơn hàng cho quý 3 và theo dự báo thì kinh tế thế giới chậm phục hồi cho đến hết năm 2023. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tình hình đơn hàng những tháng còn lại của năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, TCM đã nhận khoảng 76% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý 3/2023 và nhận khoảng 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý 4/2023.
Công ty CP Garmex Sài Gòn (GMC) thậm chí còn lỗ ròng 12,5 tỷ đồng trong quý 2/2023 và lỗ 33 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Theo đó, lỗ lũy kế của GMC tại thời điểm 30/6/2023 lên tới 54 tỷ đồng. Công ty giải trình nguyên nhân lỗ chủ yếu do chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng từ các thị trường chính như Mỹ, EU. Công ty thiếu đơn hàng, đơn hàng số lượng nhỏ, đơn giá thấp.
Một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đi lùi trong quý 2 và 6 tháng đầu năm như Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ (HTG), Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, Tổng công ty May 10…
May 10 cho biết doanh thu giảm do tình hình thị trường khó khăn, đơn hàng thiếu hụt, nhỏ lẻ, thời gian giao hàng ngắn, các đơn hàng truyền thống giảm về cả số lượng và giá trị. Do đó, công ty phải tìm kiếm các chủng loại sản phẩm không phải sở trường để thay thế, trong khi yêu cầu về chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng khắt khe làm giảm hiệu quả. Bên cạnh đó, giá gia công giảm từ 20-50%. Ngoài ra, tình trạng đơn hàng bị hủy, tạm dừng sản xuất làm kế hoạch sản xuất bị động, tăng áp lực và chi phí cho khâu chuẩn bị sản xuất.
Tiền mặt giảm, tồn kho tăng cao
Bên cạnh sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp dệt may còn đối mặt với áp lực tài chính do khó khăn về dòng tiền, nợ vay tăng cao trong khi tồn kho tiếp tục tăng.
Như tại STK, tại thời điểm 30/6/2023, lượng hàng tồn kho ghi nhận tăng 8% so với hồi đầu năm, đạt gần 504 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của STK ghi nhận âm gần 27 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay phải trả trong kỳ tăng từ 2,8 tỷ lên 8,6 tỷ đồng (gấp 3 lần).
Tại thời điểm này, nợ ngắn hạn của STK tăng 21%, lên gần 704 tỷ đồng. Trong đó có 358 tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, tăng 16% so với đầu năm.
Đối với TCM, quy mô tài sản tại ngày 30/06/2023 giảm 4% so với đầu năm, xuống mức gần 3.349 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt giảm mạnh từ 180 tỷ đồng xuống còn 30 tỷ đồng. Hàng tồn kho ở mức 1.225 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm.
Tổng tài sản của TNG cũng giảm gần 350 tỷ đồng, xuống mức 5.639 tỷ đồng, chủ yếu do lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền gửi có kỳ hạn giảm 32% xuống gần 349 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho tăng hơn 5%, lên trên 1.350 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng tăng thêm 327 tỷ đồng, lên hơn 3.968 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 82%, riêng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 2.245 tỷ đồng, tăng 14%.
GMC thậm chí còn rút gần hết lượng tiền mặt, từ hơn 206 tỷ đồng xuống 22 tỷ đồng, khiến tổng tải sản giảm 18% so với đầu năm, xuống mức 437 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho ở mức hơn 130 tỷ đồng, nhích nhẹ 3% so với đầu năm, trong đó dự phòng giảm giá gần 36 tỷ đồng.
Trước tình hình khó khăn, GMC cho biết đã phải cân đối lại nhân sự cho phù hợp với tình hình mới. Trong quý 2/2023, do thiếu đơn hàng, công ty phải thu hẹp hoạt động, tiết giảm chi phí để giảm thiểu thiệt hại. Hiện công ty tiếp tục rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có hoặc thanh lý các tài sản không cần dùng.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics