Bỏ Vinalines, lập “hải trình" mới
Bên cạnh việc quyết định giữ quyền chi phối, VIMC hiện sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 mét cầu bến trong đó có cảng Quy Nhơn. Ảnh: VIMC |
Xóa sổ thương hiệu Vinalines
Là doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực hàng hải, VIMC đang nắm giữ vốn tại 19 công ty con và 16 công ty liên kết. Bên cạnh việc quyết định giữ quyền chi phối, doanh nghiệp này hiện sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 mét cầu bến (chiếm gần 30% tổng số mét cầu bến quốc gia), khả năng thông qua hơn 150 triệu tấn hàng hóa (chiếm hơn 20% cả nước). Trong số đó có các cảng trọng điểm của cả nước như Cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.
Tại Đại hội cổ đông lần đầu được tổ chức ngày 13/8/2020, vốn điều lệ của VIMC được thông qua là hơn 12.005 tỷ đồng. Tương ứng vốn điều lệ, doanh nghiệp phát hành 1.200.588.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó cổ phần Nhà nước nắm giữ 1.194.213.300 cổ phần, chiếm 99% vốn điều lệ; còn lại là cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn; cổ phần bán đấu giá công khai là 5.420.900, chiếm 0,452% vốn điều lệ. |
Theo ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIMC, VIMC từng có nhiều năm thua lỗ liên tiếp, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản do thị trường hàng hải thế giới suy thoái kéo dài. Bên cạnh đó, việc VIMC tiếp nhận doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ từ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashinlines) cùng làm tăng mức lỗ trong hoạt động vận tải biển của VIMC cũng như tăng gánh nặng đối với VIMC và các doanh nghiệp thành viên khi phải trợ giúp về tài chính để sửa chữa đội tàu cũ nát và hỗ trợ khai thác đội tàu, xử lý các tàu dừng hoạt động của Vinashinlines trong nhiều năm.
Cũng theo ông Lê Anh Sơn, bằng việc triển khai tái cơ cấu một cách quyết liệt và toàn diện, mua nợ của các ngân hàng theo nguyên tắc thị trường; cơ cấu lại các khoản nợ vay; kiên quyết loại bỏ các công ty hoạt động kém hiệu quả; thanh lý tàu già, biên chế lại đội tàu, thu gọn đầu mối của Tổng công ty, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên… hoạt động chung của toàn Tổng công ty và Công ty mẹ đã bước đầu cân bằng và có lãi, đặc biệt là khối cảng biển sau cổ phần hóa đã mang lại khoản lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, bù đắp cho hoạt động vận tải biển đang thua lỗ. Sau khi tái cơ cấu, 3 năm qua, doanh nghiệp đã bước đầu cân bằng và có lãi, khối cảng biển sau khi cổ phần hóa đã mang lại lợi nhuận hơn 1.000 tỷ mỗi năm, bù đắp cho hoạt động vận tải biển.
“Việc chuyển đổi sang mô hình cổ phần là bước chuyển quan trọng trong hoạt động VIMC, giúp tăng thêm nguồn lực Công ty mẹ - Tổng công ty tiến hành đổi mới hệ thống quản trị, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh, bảo đảm mục tiêu đến năm 2030, VIMC sẽ là doanh nghiệp giữ vị trí hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam, có năng lực cạnh tranh cấp quốc tế và tham gia chia sẻ thị trường khu vực. Ngoài ra, việc chuyển sang công ty cổ phần với nhận diện thương hiệu mới là sự thay đổi tư duy, đổi mới hoạt động quản trị, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp”, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIMC khẳng định.
Vẫn đặt lợi nhuận... âm
Dễ dàng nhận thấy, việc VIMC chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tại thời điểm này có nhiều yếu tố không thuận lợi bởi ngành hàng hải vốn chưa hết khó khăn do suy thoái sâu và kéo dài hơn mười năm qua, lại tiếp tục gặp “con sóng dữ” do Covid-19 đem đến. Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã tác động không nhỏ đến thị trường hàng hải, mọi hoạt động giao thương, đi lại trên toàn thế giới hầu như bị “đóng băng”, làm suy giảm thị trường vận tải, doanh thu của các đội tàu giảm mạnh.
Thực trạng của ngành hàng hải thế giới nói chung đã, đang và sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức đã khiến bản thân VIMC phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, dự kiến doanh thu năm 2020 đạt 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế âm 1.024,8 tỷ đồng. Trước đó, VIMC đặt mục tiêu doanh thu dự kiến đạt 1.555 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 51 tỷ đồng.
Cho biết thêm nguyên nhân vì sao năm 2020, VIMC đặt kế hoạch lợi nhuận âm, Tổng giám đốc VIMC Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết, VICM đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều nước không tiếp nhận tàu hàng, làm suy giảm thị trường vận tải, doanh thu của các đội tàu giảm mạnh. Trong những năm tới, vận tải biển và dịch vụ hàng hải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức, trong khi lĩnh vực khai thác cảng biển tăng trưởng chậm lại. Trong thời gian tới, VIMC sẽ tiếp tục “trẻ hóa” đội tàu, chuyển hướng đầu tư bằng việc thuê/mua tàu để khai thác khi thị trường thuận lợi, tiến tới tham gia các liên minh về vận tải biển quốc tế để hiện diện là một đơn vị trung chuyển hàng container trong khu vực.
Đến năm 2025, VICM đặt mục tiêu sản lượng vận tải biển đạt hơn 18 triệu tấn, sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 139 triệu tấn, tăng trưởng 5%, doanh thu và đạt hơn 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất hơn 1.230 tỷ đồng.
Tin liên quan
Cảng Quy Nhơn lên tiếng về suất đầu tư bến số 1 cảng Quy Nhơn cao
18:02 | 25/07/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điều chỉnh giảm vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
15:29 | 22/06/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng do Vinalines quản lý tăng 12%
15:16 | 28/06/2019 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK