Bộ Tài chính đề xuất 7 giải pháp chống thất thu thuế trong thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP |
Bộ Tài chính đang rà soát lại các vấn đề về thương mại điện tử
Ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ "điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, ngành, địa phương và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ đồng thời đã ban hành Chỉ thị yêu cầu thực hiện đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu thuế, ngân hàng, viễn thông... để định danh, xác thực cá nhân, tổ chức trên môi trường điện tử; phòng ngừa hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới.
Bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được của Đề án 06, Thủ tướng nêu rõ không được chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trong chiến thắng" và cần phải đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan, "không tô hồng, không bôi đen" nhằm xây dựng được giải pháp để hóa giải khó khăn, thách thức, bất cập.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: VGP |
Tại Hội nghị, báo cáo về kết quả 1 năm triển khai Chỉ thị 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh và chia sẻ dữ liệu thương mại điện tử, chống thất thu thuế, cùng với đó đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng đã báo cáo một số nội dung đã được Bộ Tài chính thực hiện quyết liệt và đạt những kết quả tích cực. Về hoàn thiện pháp lý, Bộ Tài chính đang thực hiện việc định danh và xác thực điện tử; thực hiện theo các nghị định của Chính phủ và rà soát lại các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử.
Cùng với đó, theo báo cáo của Bộ Công an, Bộ Tài chính đã hoàn thành nghị định về chi thường xuyên cho các dự án và nghị định về giá dịch vụ công, hiện đã trình và đang chờ Chính phủ ban hành. Bộ Tài chính đã phân bổ vốn cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thủ tướng cũng đã có quyết định về vấn đề này. Còn các bộ, ngành khác theo đăng ký từ đầu năm. Theo Bộ trưởng, việc chưa phân bổ, chưa báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do phải chờ Nghị định về chi thường xuyên.
Bộ trưởng cũng nêu lên 2 vấn đề còn tồn tại. Thứ nhất là một số địa phương chưa xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và thực hiện về thương mại điện tử, phát triển công nghệ thông tin. Về phân cấp quản lý ngân sách, phải dùng ngân sách địa phương nhưng có những địa phương ngân sách yếu nên Nhà nước phải hỗ trợ. Thứ hai là một số bộ, ngành chưa có đăng ký từ đầu năm nên chưa có cơ sở để phân bổ ngân sách. Sau khi các bộ, ngành có đề xuất, Bộ Tài chính sẽ đề xuất Thủ tướng có thể dùng một phần dự phòng ngân sách để cấp cho phần này.
Đã khởi tạo 1,34 triệu hóa đơn trong kinh doanh vàng
Về xây dựng và chia sẻ dữ liệu, Bộ trưởng Bộ Tài Chính cho hay, hiện nay, việc chia sẻ dữ liệu thuế, mã số thuế định danh theo căn cước công dân tính đến ngày 3/6/2024 đã đạt 97,57%. Theo Bộ trưởng, đây là sự tích cực của ngành Tài chính bởi phải làm sạch dữ liệu, tập hợp dữ liệu, công nghệ phù hợp thì mới chia sẻ được.
Theo số liệu quản lý thuế đến năm 2024 thì ngành thuế đang quản lý 123.759 người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó gồm 88.147 cá nhân, 35.131 doanh nghiệp bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, 361 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, 24 doanh nghiệp lớn hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, 96 nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam. Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Năm 2022 số thuế đã nộp là 83.000 tỷ đồng; năm 2023 là 97.000 tỷ đồng; 5 tháng đầu năm 2024 là trên 50.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trên 15.600 tỷ đồng. |
Bộ Tài chính cũng đã cùng Bộ Công Thương chia sẻ dữ liệu về 929 sàn giao dịch thương mại điện tử, tương ứng với 847 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (1 doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều sàn) và 284 ứng dụng bán hàng trên mạng. Bộ đã cùng Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất danh mục dữ liệu kết nối, chia sẻ với cơ quan Thuế (Bộ Tài chính) 130 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, quảng cáo, phát thanh, truyền hình.
Về kê khai, nộp thuế, Bộ Tài chính đã áp dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân thực hiện đăng ký kê khai, nộp thuế; dịch vụ chữ ký số, viễn thông, tên miền; cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; đang triển khai khuyến khích các sàn giao dịch thương mại điện tử áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn.
Về kết quả quản lý thuế với thương mại điện tử tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đến nay đã có 61.009 cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với 464,8 triệu hóa đơn.
Đối với việc áp dụng hoá đơn điện tử trong lĩnh vực kinh doanh vàng, 100% các doanh nghiệp (9.419 doanh nghiệp) đã áp dụng hoá đơn điện tử có kết nối với cơ quan Thuế theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có 7.225 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng, bạc với số lượng hóa đơn đã sử dụng là 1,34 triệu hóa đơn.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đề xuất 7 giải pháp để tăng hiệu quả phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Thứ nhất, kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành, đặc biệt dữ liệu dân cư, dữ liệu thương mại điện tử, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng… để đối chiếu một cách nhanh chóng yêu cầu kê khai nộp thuế, yêu cầu thanh tra kiểm tra. Thứ hai, rà soát hoàn thiện pháp luật. Các bộ luật liên quan đến thương mại điện tử từ năm 2014, cho nên cần phải rà soát lại các nghị định, thông tư liên quan để sửa. Thứ ba, xây dựng Cổng Thông tin đăng ký kê khai thuế của sàn thương mại điện tử trong nước, đôn đốc kê khai, chọn thanh tra, xử lý một số trường hợp trốn thuế. Thứ tư, định danh và xác thực điện tử, đồng bộ liên thông dữ liệu thông tin hàng hóa. Thứ năm, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt càng nhiều thì quản lý và thu thuế càng cao. Thứ sáu, sửa đổi Nghị định 117/2018/NĐ-CP về giữ bí mật và cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, ngân hàng. Thứ bảy, quản lý hoạt động thương mại điện tử qua mạng xã hội để thu thuế vì giờ hoạt động livestream, bán hàng qua mạng xã hội rất nhiều, nên việc đối chiếu với ngân hàng thì sẽ giúp thu được nguồn thuế rất lớn. |
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
15:19 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics