Bạo lực gia đình: Hậu quả nặng nề từ những hành vi tưởng như nhỏ nhặt
Không phân biệt về giới
Thực tế bạo lực gia đình Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp. Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam, Đại học giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông tin: Theo số liệu của Viện nghiên cứu gia đình và giới trên 1603 hộ gia đình thuộc 5 tỉnh thành của Việt nam cho thấy trong gia đình người đã từng bị bạo lực tinh thần chiếm cao nhất 47,2%, bạo lực thể chất 7,3%, bạo lực tình dục 4,2% và bạo lực kinh tế 1,8%. Trên thực tế, tỉ lệ bị bạo hành trong 12 tháng qua có 31,8% bị bạo lực tinh thần, 3,6% bị bạo lực thể chất. Nhưng đối tượng bị bạo lực gia đình, bao gồm: Bạo lực giữa vợ với chồng, bạo lực với trẻ em và bạo lực với người cao tuổi.
“Việt Nam đã có cơ chế chính sách để ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình nhưng thực thi kém do thiếu nguồn lực tài chính và con người”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thành Nam cho biết. |
Liên quan đến bạo lực giữa vợ với chồng, người gây ra bạo lực thường là người chồng với nhiều hành vi nghiêm trọng như đập phá đồ đạc, kéo tóc, đánh ghen… Cũng có một số hành vi bạo lực khác gây ra do người vợ nhưng chủ yếu là kiểm soát tài chính, gây sự cãi nhau, phớt lờ, chiến tranh lạnh. Một tỉ lệ nhỏ các hành vi bạo hành gia đình gây ra bởi bố mẹ chồng/ vợ hoặc anh chị em chồng.
Liên quan đến bạo lực với trẻ em, người gây ra bạo lực thường là bố mẹ với rất nhiều hành vi bạo lực thể chất như đánh, quật, đạp, tát, trói (31,6%) hay những hành vi bạo hành tinh thần chủ yếu là mắng chửi, doạ nạt, gây áp lực tâm lý với những câu “Mày là đồ ăn hại. Sao mày không đi chết đi”. Bạo lực gia đình với người cao tuổi chủ yếu gây ra bởi con đẻ (88,3%) chỉ một số ít trường hợp gây ra bởi con dâu/rể hoặc các cháu.
Đặc biệt, có những người đàn ông trong gia đình bị chính người vợ của mình đánh đập, hành hạ về mặt tinh thần. Ông Lê Thế Nhân, Giám đốc Trung tâm Phát triển cộng đồng và công tác xã hội cho biết: “Việc bạo lực gia đình không liên quan đến vấn đề giới, không chỉ nam bạo lực nữ mà có cả nữ bạo lực lại nam. Người phụ nữ khi gây ra bạo lực có khi tổn thương hơn người nam giới phải gánh chịu bạo lực. Bởi khi người phụ nữ phải đứng lên kháng cự và chế ngự người đàn ông thì phải vượt qua rất nhiều rào cản của xã hội, gia đình và những tổn thương cho chính bản thân”.
Cần chung tay giải quyết
Thực tế, hiện nay khi công nghệ phát triển và internet được phủ sóng khắp nơi, nhiều người đã lên án hành vi bạo lực trong gia đình bằng cách tung các video, clip cha đánh con, chồng đánh vợ… lên trên các trang mạng xã hội để người dân lên án. Tuy nhiên, việc đó đã xâm phạm quyền riêng tư của mỗi người và ảnh hưởng đến cuộc sống của chính người bị bạo lực.
Ông Nhân nêu ra thực tế, có một cháu bé ở miền Tây bị xâm hại bởi chính cha ruột của mình và có một người đã nhìn thấy và qua clip tung lên mạng xã hội. Sau đó, clip đó đã nhanh chóng lan truyền khắp các trang mạng xã hội, mọi người đã tìm thông tin của gia đình và cháu bé đó. Đến nay, sự việc đã lắng xuống nhưng clip đó vẫn còn trên các trang mạng xã hội. “Sau này, khi cháu bé trưởng thành có các mối quan hệ rộng hơn trong xã hội và những người biết đến clip cũng sẽ nhận ra cháu bé sẽ cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng. Như vậy, người quay clip tung lên mạng xã hội đã vi phạm quyền riêng tư của cháu bé đó và có yếu tố khong tố giác tội phạm”. ông Nhân khẳng định.
Theo ông Nhân, trách nhiệm của người phát hiện vụ việc bạo lực gia đình cũng như xâm hại trẻ em cần phải tố giác cho cơ quan có thẩm quyền thay cho việc chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội. Cộng đồng cần lên án các hành vi bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em đúng luật và đúng trình tự. Khi phát hiện vụ việc người tố cáo cần báo cho cơ quan công an tại địa phương hoặc số điện thoại đường dây nóng.
Hiện ở địa phương, các cơ quan chức năng chủ yếu sử dụng biện pháp hòa giải thay cho giải quyết trách nhiệm pháp lý. Việc này làm “nhờn” đi việc cải thiện tình trạng bạo lực gia đình. Ông Nhân cũng cho biết: “Khi hàng xóm hoặc người thân trong gia đình tố cáo vụ việc bạo lực gia đình thì thường nhận được câu trả lời từ chính quyền địa phương là “khi nào người bị bạo lực yêu cầu thì sẽ giải quyết”. Từ đó, có thể thấy các cơ quan chức năng địa phương thường từ chối can thiệp vào các vụ việc bạo lực trong gia đình. Do đó, cần cải thiện thái độ của các cơ quan chức năng địa phương khi tiếp nhận vụ việc bạo lực gia đình, để họ cần làm tốt vai trò của mình”.
Ông Nhân cũng đánh giá, hiện ở các địa phương cũng thiếu vắng biện pháp giải quyết thay thế như: Cách ly người bị bạo hành khỏi bạo lực gia đình như thế nào, không gian chăm sóc tạm thời như thế nào…
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thành Nam, để phòng chống bạo lực gia đình, Việt Nam cần tham khảo các kinh nghiệm, mô hình các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có cơ chế và các quy định rõ ràng báo cáo các tình huống bạo lực từ gia đình, cộng đồng và địa phương, phải có một hệ thống hỗ trợ khẩn cấp hiệu quả đối với nạn nhân của bạo lực gia đình, bao gồm: Các cơ sở lưu trú, tạm lánh cho nạn nhân của bạo lực và phải có một hệ thống tư vấn về luật và tâm lý đối với nạn nhân, thủ phạm và những người chứng kiến có nguy cơ tổn thương như trẻ em. Cũng cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ nạn nhân bạo lực tiếp cận hiệu quả với các dịch vụ hỗ trợ, duy trì việc làm, đảm bảo về mặt tài chính khi phải tham gia giải trình ở toà án.
Tin liên quan
Doanh nghiệp cam kết không tăng giá bán hàng Tết
10:00 | 13/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 12/12
14:58 | 12/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
Giải bài toán nhà ở cho người lao động thu nhập thấp tại TPHCM
13:16 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Nội vụ hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ khi tinh gọn tổ chức bộ máy
13:08 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành gỗ tận dụng cơ hội trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
07:45 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ấn Độ: Việt Nam quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
09:29 | 09/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn
15:02 | 08/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Kinh tế - xã hội 11 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
21:47 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
20:54 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Tăng nguồn thu, cần "cởi trói" để mở rộng sản xuất kinh doanh
19:23 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Để doanh nghiệp đúng hướng trong hành trình chuyển đổi xanh nhiều “cam go”
Volkswagen Viloran được vinh danh Best Luxury MPV of the Year
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia