Báo chí Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Viết tiếp ‘biên niên sử’ báo chí về dân tộc Việt Nam | |
Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam | |
Diễn đàn Báo chí và công nghệ: Trao đổi, chia sẻ các giải pháp phát triển cho các cơ quan báo chí |
Mô hình: Bốn dòng sản phẩm báo chí truyền thông đa nền tảng. |
Mô hình báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cách sống và cách làm việc với các công nghệ số. Bản chất của chuyển đổi số là việc chuyển đổi từ lối tư duy, thái độ, cách sống, cách làm việc truyền thống sang lối tư duy, thái độ, cách sống, cách làm việc với các phiên bản số của các thực thể và sự kết nối của chúng trong không gian số. Chuyển đổi số không đơn giản là quá trình số hoá (digitization) – việc chuyển đổi vạn vật sang các định dạng số, mà hơn thế nữa là xây dựng mô hình hoạt động số (digitalization), chẳng hạn như mô hình hội tụ cho cả một thiết chế truyền thông của quốc gia, bộ ngành, địa phương, hay một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp); và quan trọng hơn là thực hiện chuyển đổi (transformation), trong đó diễn ra quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, từ lãnh đạo cao nhất đến mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các quốc gia, bộ ngành, địa phương… nhằm vận hành, thực thi mô hình hoạt động số ấy.
New York Times- tờ báo lớn ở Mỹ, được xem là một trong những tờ báo điển hình về thành tựu của chuyển đổi số trong những năm gần đây. Theo Báo cáo nhóm 2020, tháng 1/2017- New York Times, tin tức của New York Times được trích dẫn nhiều nhất, được thảo luận nhiều nhất trên Twitter và được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Năm 2016, New York Times đã mang về gần 500 triệu USD doanh thu thuần kỹ thuật số, bỏ xa so doanh thu kỹ thuật số được báo cáo bởi nhiều ấn phẩm hàng đầu khác (bao gồm BuzzFeed, The Guardian và The Washington Post). |
Báo chí cần có những chuyển biến căn bản từ sáng tạo nội dung, mô hình toà soạn, phát triển nguồn nhân lực đến tầm nhìn, tính chiến lược, tư duy và phương thức lãnh đạo, quản lý.
Các yếu tổ có tính điều kiện cho chuyển đổi số chuyền đổi số của các cơ quan báo chí bao gồm: Nền tảng tư duy của các cơ quan chủ quản, các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí về hệ sinh thái báo chí truyền thông phù hợp với nền kinh tế số và xã hội số; Điều kiện về công nghệ và đổi mới sáng tạo; Chiến lược và năng lực chuyển đổi nền tài chính từ vốn (capital) sang vốn dữ liệu (data-capital); Chiến lược và năng lực chuyển đổi mô hình và phương thức tổ chức của cơ quan báo chí và các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông. Thành tựu của chuyển đổi số trong báo chí truyền thông thúc đẩy phát triển các dòng sản phẩm báo chí, truyền thông đa nền tảng và đa phương tiện. Yêu cầu quan trọng là phải xây dựng được một hệ sinh thái số cho tất cả các dòng sản phẩm báo chí, truyền thông của tổ chức.
Thực chất của chuyển đổi số của cơ quan báo chí là thực hiện các bước, các khâu cho việc chuyển đổi từ mô hình báo chí đơn loại hình, sang đa loại hình, và đích cuối cùng là mô hình báo chí xuyên loại hình, đa nền tảng, đa phương tiện và báo chí dữ liệu. Đích tới sự chuyển đổi thành công sang mô hình các yếu tố cấu trúc của hệ thống truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng.
So với mô hình toà soạn truyền thống, mô hình toà soạn sau chuyển đổi số phải là mô hình toà soạn hội tụ (cả hội tụ về nội dung, hội tụ về kinh tế, hội tụ về kỹ thuật công nghệ, hội tụ người dùng/ công chúng/ khách hàng). Sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất báo chí truyền thông đòi hỏi phải có nhân lực vận hành khu vực dữ liệu (kiểm soát dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, thao tác, tích hợp, mã hoá, phân tích dữ liệu, sau đó lưu trữ dữ liệu vào kho chung và kho dữ liệu theo danh mục để sử dụng). Các chương trình tương tác và việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu cách mạng công nghệ mở ra xu hướng đổi mới sáng tạo của các cơ quan báo chí.
Chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là chuyển đổi về nền tảng công nghệ, mà hơn thế là chuyển đổi toàn bộ tư duy chiến lược, mô hình tổ chức toà soạn, phương thức tổ chức, thực hiện và quản lý nội dung, quản trị toà soạn, quản trị kinh doanh trong một thị trường truyền thông toàn cầu, với mối quan hệ cạnh tranh mạnh mẽ. Kết quả của chuyển đổi số ở cơ quan báo chí là hệ thống truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng, một hệ sinh thái số tương thích với sự chuyển đổi đã nêu trên.
Chuyển đổi số và xu thế phát triển kinh tế số trong lĩnh vực báo chí truyền thông, xét đến cùng là phát triển song song cả sản xuất, kinh doanh hàng hoá ngành công nghiệp nội dung số (với bốn dòng sản phẩm báo chí truyền thông đa nền tảng) và ngành công nghệ thông tin – truyền thông.
Nhân lực cho toà soạn báo chí sáng tạo và đa nền tảng
Những cơ quan báo chí đang gặp khó khăn trong chuyển đổi số hầu hết là do chưa hoàn tất tốt giai đoạn số hoá, cũng không xây dựng mô hình hoạt động số tổng thể, mà chỉ áp dụng mô hình báo chí hai phiên bản (ví dụ: phiên bản báo giấy và phiên bản báo điện tử), đồng thời, tìm tòi ứng dụng đơn lẻ với một vài bộ phận trong tổ chức. Để chuyển đổi số thành công, cần xây dựng mô hình báo chí là đích đến của chuyển đổi số và chuẩn bị nhân lực để triển khai thực hiện mô hình ấy.
Nhân lực cho báo chí sáng tạo và truyền thông đa nền tảng bao gồm tất cả các vị trí trong quy trình sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất, quản trị kinh doanh, phát hành sản phẩm báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí, các tổ chức và doanh nghiệp truyền thông, tương ứng với bốn khu vực trong mô hình toà soạn báo chí sáng tạo và truyền thông đa nền tảng, gồm: Nhân lực cho khu vực sản phẩm – dịch vụ; Nhân lực cho khu vực hoạt động nghiệp vụ; Nhân lực cho khu vực công chúng/ khách hàng; Nhân lực cho khu vực tài chính.
Yêu cầu mới đối với nhân lực lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí cần phải có: Cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí phải vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa có phẩm chất và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.
Yêu cầu mới trong mục tiêu, nội dung, phương thức, mô hình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí cho chuyển đổi số đòi hỏi “chân kiềng “Tâm -Tầm - Tài”, trong đó, cần cụ thể hoá mỗi chỉ số và thang đo rõ ràng với từng yếu tố, đặc biệt là yếu tố TÂM - PHẨM CHẤT, bao gồm cả phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí phải có nhận thức đúng đắn và đủ năng lực lãnh đạo và quản lý các cơ quan báo chí và hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng thuộc hệ thống chính trị theo mô hình chuyển đổi số, có hiểu biết và khả năng tiếp cận, triển khai báo chí đa nền tảng, ứng dụng các công nghệ mới.
Kiến thức về kinh tế truyền thông, quản trị kinh doanh báo chí truyền thông, an ninh mạng, an ninh truyền thông, quản trị khủng hoảng, quản trị sự thay đổi và cải tiến, báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế… cũng rất cần thiết đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tin liên quan
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics