“Bàn đạp” thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu
Các nhà lãnh đạo APEC kêu gọi thương mại tự do và cởi mở để thúc đẩy phục hồi kinh tế | |
Báo Singapore: Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn mong đợi | |
Kiều bào hiến kế hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19 |
Đại dịch COVID-19 đang tạo ra những thay đổi về kinh tế |
Trên thực tế, tăng trưởng được phục hồi nhanh nhờ việc nhiều quốc gia nới lỏng các hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chính sự nới lỏng này, cùng với hàng loạt sai lầm liên quan đến sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát trở lại trên diện rộng của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch. Kết quả là cho đến nay, chỉ có một vài quốc gia tìm được sự cân bằng phù hợp giữa việc khởi động lại nền kinh tế và giữ an toàn cho người dân. Hơn nữa, số liệu của các nước Mỹ, Anh và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) còn cho thấy tốc độ phục hồi đang giảm dần và không thể loại trừ khả năng suy thoái kép ở một số quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này chính là một lời nhắc nhở rằng phần lớn câu chuyện về đại dịch và hậu quả của đại dịch vẫn còn ở phía trước.
Theo giới chuyên gia kinh tế, có 4 yếu tố quyết định thành công của các nỗ lực phục hồi kinh tế hay mức độ thiệt hại lâu dài gây ra bởi cuộc khủng hoảng dịch bệnh bao gồm: Chất lượng ứng phó về sức khỏe cộng đồng đối với các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai; sự phát triển và tính hiệu quả của vaccine phòng bệnh, bao gồm cả khả năng của các Chính phủ trong việc triển khai tiêm chủng cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; sự sẵn sàng của các nhà hoạch định chính sách trong việc duy trì sự hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong thời gian nhu cầu của khu vực tư nhân vẫn còn yếu; và khả năng của các chính phủ trong việc đưa ra các quyết định khó khăn cần thiết để giúp nền kinh tế đất nước có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc khủng hoảng mới và có thể tận dụng các cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Đại dịch Covid-19 không chỉ bộc lộ nhiều xu hướng đã có từ trước cuộc khủng hoảng mà còn tạo ra các xu hướng mới mà trước đây chưa thể lường trước hoặc ít nhất là không được dự đoán sẽ diễn ra nhanh chóng như vậy. Đó là việc đổi mới và triển khai kỹ thuật số; sự chậm lại của quá trình toàn cầu hóa; sự chuyển hướng sang sử dụng chính sách tài khóa như là công cụ chính để quản lý nhu cầu; và áp dụng lãi suất “thấp hơn, lâu hơn”; thay đổi mô hình làm việc và du lịch, cùng nhu cầu về các mô hình kinh doanh, sức khỏe và xã hội an toàn với đại dịch. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng dịch bệnh cũng cho thấy con người còn thiếu chuẩn bị như thế nào cho việc ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhưng đang diễn ra chậm hơn.
Không chỉ vậy, đại dịch cũng tạo ra những thách thức đối với các chính phủ trên thế giới. Toàn bộ lợi ích của cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ không có ý nghĩa nếu các chính phủ không có các chính sách và quy định chia sẻ các lợi ích tiềm năng này cho nhiều công ty và cá nhân hơn trong xã hội. Tương tự, quá trình “xanh hoá” nền kinh tế toàn cầu để đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ không thể diễn ra nếu các chính phủ không “xanh hóa” việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và định giá carbon đủ cao. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách cũng cần giải quyết vô số sự bất bình đẳng còn tồn tại trong xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, việc nhận diện những thách thức của môi trường chính trị, kinh tế và thị trường hậu Covid-19 cũng là một cơ hội to lớn vì các thách thức này có khả năng dẫn tới những thay đổi cơ cấu quan trọng ở nhiều quốc gia cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế.
Tin liên quan
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics