Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn
Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc thực phẩm bẩn bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ từ biên giới về nội địa, phải chăng loại mặt hàng này đang gia tăng, thưa ông?
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2015 trở lại đây, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016, tình hình buôn lậu, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép thực phẩm nói chung, trong đó có các loại thực phẩm tươi sống, chế phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm,… giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ diễn biến phức tạp, vấn đề này không nằm ngoài dự báo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao trong các dịp lễ, tết, trong khi sản lượng cung ứng thực phẩm sạch trong nước chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, nhận thức của người tiêu dùng trong phân biệt các loại thực phẩm sạch với thực phẩm không đảm bảo chất lượng còn rất hạn chế… Chính vì vậy, các đối tượng xấu đã lợi dụng để buôn lậu hoặc tìm mua các loại thực phẩm kém chất lượng, nguyên phụ liệu bán thành phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu nổi tiếng, sau đó tổ chức đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để sơ chế, tẩm ướp, gia công, dán nhãn,... và cung cấp ra thị trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng mở các đợt cao điểm nhằm tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh, vận chuyển thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ,... Qua đó đã từng bước kiểm soát tình hình, góp phần ổn định thị trường, an toàn cộng đồng, thực thi hiệu quả pháp luật, chính sách, được nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Ông có thể cho biết khó khăn của các lực lượng chức năng trong việc phát hiện, xử lý là gì?
Hiện biên chế của các lực lượng trực tiếp đấu tranh đa phần mỏng; kinh phí, trang thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm định, kiểm nghiệm còn thiếu và lạc hậu; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chưa đồng đều trong khi địa bàn, đối tượng quản lý rộng, khó bao quát, tiếp cận; các quy định, chế tài xử phạt hiện hành còn bất cập, chưa đủ sức răn đe, trong khi đó lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn là rất lớn.
Bên cạnh đó, thực trạng sản xuất chăn nuôi, canh tác của đại bộ phận người nông dân Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn còn mang tính manh mún, không tập trung dẫn đến việc kiểm soát quy trình và các điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và các sản phẩm đầu ra gặp nhiều khó khăn. Không ít người sản xuất, chăn nuôi dựa trên kinh nghiệm nên các khâu sản xuất, chăn nuôi, giết mổ, chế biến... chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có ý kiến cho rằng, công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng ở nhiều nơi thực hiện chưa thường xuyên, kịp thời, vậy vai trò của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong công tác này được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Ngay từ đầu năm 2016, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 về tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm,...
Xác định đây là một trong những nội dung công tác trọng tâm cần ưu tiên chỉ đạo thực hiện trong năm 2016 và các năm tiếp theo, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo phân công tiến hành rà soát, thanh tra, kiểm tra toàn diện công tác quản lý, cấp phép sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm, công bố hợp quy, hợp chuẩn; hậu kiểm, tái kiểm,... của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên cả nước; trọng tâm phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm, bất cập, sơ hở, thiếu sót, chồng chéo; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan. Cùng với đó, chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp tăng cường phối hợp đấu tranh, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới, cửa khẩu; tập trung kiểm tra, truy quét, triệt phá các đường dây, tụ điểm, kho, bãi tàng trữ thực phẩm, chế phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm,… là hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ trong nội địa; cùng với các cơ quan báo chí, truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, vận động nhân dân cùng hợp tác đấu tranh, kiên quyết “nói không” với thực phẩm bẩn, cũng như không tham gia tiếp tay cho các hành vi vi phạm.
Ngoài ra cũng cần phải nói thêm, để đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với những hành vi nhập lậu, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bên cạnh việc các cơ quan chức năng quyết liệt thực hiện các biện pháp đấu tranh, phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm thì về phía người tiêu dùng cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong chọn lựa, sử dụng thực phẩm, kiên quyết tẩy chay các cơ sở, hàng quán, tụ điểm kinh doanh, buôn bán thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc, chất lượng để bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình; đồng thời chủ động hợp tác, thông tin kịp thời cho các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK