Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, những tháng đầu năm 2025, xuất khẩu (XK) sầu riêng sang Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt khoảng 20% kế hoạch đề ra.
Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thanh long lao dốc Sầu riêng xuất khẩu qua Lào Cai đạt gần 1 tỷ USD Lạng Sơn: Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc

Khó khăn bủa vây trong dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sầu riêng là mặt hàng nông sản XK chủ lực nhưng Việt Nam đang đối diện nguy cơ tụt dốc. Tình trạng này không chỉ kéo lùi mục tiêu chung của ngành nông nghiệp mà còn đẩy giá sầu riêng trong nước xuống thấp, chỉ bằng một phần tư so với giá XK.

Trong khi việc cấp mã số vùng trồng và phê duyệt cơ sở đóng gói vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía Trung Quốc.

Trung Quốc lần đầu tiên đưa phụ gia vào nghị định thư kiểm dịch, siết chặt kiểm tra 100% lô hàng để phát hiện các chất cấm như: cadmium và vàng O, làm gia tăng chi phí và thời gian thông quan.

Xuất khẩu sầu riêng đang đối diện nguy cơ tụt dốc
Thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Bùi Hòa

Bên cạnh đó, sầu riêng Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi các quốc gia khác gia nhập thị trường Trung Quốc.

Lào là một ví dụ điển hình. Chính quyền tỉnh Attapeu mở rộng diện tích trồng sầu riêng lên hàng trăm hecta, hướng đến XK chính ngạch.

Sự tham gia của Lào, cùng với Indonesia, Campuchia và Malaysia - nơi đã khẳng định vị thế với giống Musang King - cũng đang tạo áp lực lớn lên sầu riêng Việt Nam.

Trong khi đó, Thái Lan, dù mất thị phần do bê bối chất vàng O, vẫn là đối thủ đáng gờm nhờ năng lực sản xuất và logistics vượt trội. Sự đa dạng hóa nguồn cung từ các nước này buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng và chuẩn hóa sản xuất nếu muốn duy trì vị thế.

Khẩn cấp ban hành quy trình kiểm dịch thực vật cho sầu riêng

Do vậy, để tháo gỡ khó khăn trước mắt và xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho ngành hàng này, phát biểu tại cuộc họp khẩn bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành sầu riêng XK, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, về ngắn hạn, Bộ sẽ phối hợp với Cục Hải quan Trung Quốc để giải quyết các vướng mắc kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng, phê duyệt cơ sở đóng gói, và hoàn thiện các phòng thí nghiệm phục vụ XK.

Đồng thời, quy trình kiểm dịch thực vật cho sầu riêng sẽ được ban hành khẩn cấp, làm cơ sở đánh giá lại năng lực XK trong năm 2025 và điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Đây là bước đi cần thiết để khôi phục niềm tin từ phía đối tác Trung Quốc.

Về dài hạn, sẽ hoàn thiện khung pháp lý quản lý XK nông sản, với quy định cụ thể về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, và tiêu chuẩn kiểm nghiệm.

Trước bối cảnh thị trường nhiều biến động, việc giữ vững vị thế sầu riêng Việt Nam không thể chỉ dựa vào sự tăng trưởng nóng, mà cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.

Các cơ quan chuyên môn phải nỗ lực hơn nữa đồng hành cùng doanh nghiệp, sát cánh với địa phương, phối hợp cùng các cơ quan liên quan để bảo vệ thị trường, nâng cao giá trị và từng bước xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam trên trường quốc tế. Đây không chỉ là cuộc chiến giữ thị trường mà còn là hành trình khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, cần tái cơ cấu ngành sầu riêng theo hướng bền vững, khuyến khích phát triển các dòng sản phẩm chế biến sâu, nhất là sầu riêng đông lạnh, để nâng cao giá trị gia tăng và giảm lệ thuộc vào thị trường tươi.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật từ sản xuất đến XK được xem là yêu cầu cấp thiết để cạnh tranh bền vững.

Theo các số liệu ước tính, những tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK sầu riêng của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt khoảng 130 triệu USD, với khối lượng XK ước tính 35.000 tấn. Trong khi 4 tháng đầu năm 2024, giá trị XK sầu riêng đạt hơn 500 triệu USD.

Hoa Bùi

Tin liên quan

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thái Nguyên đã và đang tận dụng ưu thế của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, tiêu thụ sản phẩm địa phương. Với hình thức bán hàng livestream, nhiều sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đã đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

LTS: Thị trường bất động sản BĐS đang được củng cố, thúc đẩy với một loạt chính sách đặc thù. Cùng với nỗ lực của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án bất động sản đang bị đình trệ, việc triển khai các chính sách này đã và đang tái định hình một chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản, giúp “kích hoạt” nguồn cung trên thị trường. Việc gia tăng nguồn cung là được xem là một mũi tên trúng hai đích bởi đây cũng là cơ sở quan trọng giúp kéo giảm giá nhà ở.
Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Trong nửa đầu năm nay, ngành bảo hiểm nhân thọ đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khẳng định vai trò trong bảo vệ tài chính cho người dân. Việc điều chỉnh danh mục sản phẩm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP, đẩy mạnh công nghệ, kiểm soát kênh phân phối và tăng cường hoạt động vì cộng đồng đang giúp bảo hiểm nhân thọ từng bước lấy lại niềm tin và phát triển bền vững.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam đang khẳng định vị thế là cường quốc xuất khẩu sắn thứ ba thế giới, với những con số tăng trưởng ấn tượng về khối lượng trong nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, đằng sau bức tranh tươi sáng của kim ngạch tỷ đô là thách thức về canh tác bền vững, đòi hỏi ngành sắn phải chuyển mình mạnh mẽ theo hướng xanh và tuần hoàn.
VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Dù đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, thủy sản Việt vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiêu thụ trong nước. VASEP vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp, đề nghị phối hợp các bộ ngành rà soát, điều chỉnh những quy định còn chưa thống nhất, đồng thời sẵn sàng cung cấp thông tin thực tiễn để góp phần hoàn thiện chính sách, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành.
Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Lạng Sơn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch cảng cạn tại khu trung chuyển hàng hóa thuộc KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Giữa những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, ngành gỗ Việt Nam không chỉ giữ vững ngôi đầu trong nhóm nông sản xuất siêu mà còn từng bước tái định vị mình trên bản đồ xuất khẩu. Đặc biệt, với gần 6,7 tỷ USD thặng dư trong 6 tháng đầu năm, ngành đang cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ và chiến lược phát triển vượt khỏi "công xưởng gia công" đơn thuần.
Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó

Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó

Trung Quốc sẽ chỉ công nhận sữa tiệt trùng được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu. Quy định mới này khiến nhiều doanh nghiệp Việt – vốn sử dụng sữa hoàn nguyên làm nguyên liệu, buộc phải điều chỉnh công nghệ, thay đổi ghi nhãn và mã HS nếu không muốn bị loại khỏi thị trường gần 1,5 tỷ dân.
10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

Trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6, có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Xuất khẩu hóa chất của Việt Nam sang Lào đã tăng trưởng đột phá trong nửa đầu năm 2025, đạt hơn 309 triệu USD – cao nhất trong các mặt hàng và vượt xa con số 3,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên nhóm hàng này vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần, đạt gần 150 tỷ USD vào năm 2024 – minh chứng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng.
Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Tại Quyết định số 977/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh sẽ có 13 bến cảng gồm 36 - 44 cầu cảng.
Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa đang dịch chuyển từ bản sắc sang kinh tế, với mục tiêu xuất khẩu rõ nét. Việc thành lập Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Việt Nam mở đường cho chiến lược thương mại hóa sáng tạo.
Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Với mức đầu tư khoảng 2 tỷ đồng mỗi hecta, nhưng có thể tạo ra doanh thu tới 3 tỷ đồng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên mặt đất đang trở thành điểm sáng của ngành Thủy sản Việt Nam. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, mô hình này còn mở ra hướng đi bền vững và đột phá cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn tới.
Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Trong bức tranh hồi phục của ngành hàng mực, bạch tuộc nửa đầu năm 2025, Hàn Quốc tiếp tục giữ vai trò thị trường nhập khẩu lớn nhất, đóng góp hơn 100 triệu USD kim ngạch, chiếm 36% tổng giá trị xuất khẩu. Đây không chỉ là điểm tựa ổn định mà còn là cánh cửa chiến lược giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam giữ vững vị thế trên bản đồ xuất khẩu.
Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Mỗi năm xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, nhưng sản phẩm cá tra xuất khẩu chủ yếu là sơ chế. Việc gia tăng sản phẩm chế biến sâu đối với mặt hàng chủ lực này không còn là sự lựa chọn, mà là con đường tất yếu của doanh nghiệp ngành cá tra.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Để đáp ứng chuyển đổi số và bộ máy mới theo chính quyền 2 cấp, ngành thuế đã tích cực nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế.
Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Luật số 90/2025/QH15 được Quốc hội thông qua đánh dấu bước ngoặt chính sách khi hàng loạt ưu đãi về thuế và hải quan được thiết kế riêng cho DN công nghệ cao.
(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng tích cực, với hơn 91.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đây được xem là một chính sách ưu đãi trực tiếp, tạo động lực để hộ kinh doanh mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động.
Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Theo Thuế tỉnh Hưng Yên, Công ty cổ phần ô tô An Thái Coneco bị cưỡng chế với số tiền hơn 9,4 tỷ đồng.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
Phiên bản di động