Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc không còn là thị trường "dễ tính"
Toàn cảnh toạ đàm |
Phát biểu tại toạ đàm “Tìm giải pháp căn cơ cho nông sản xuất khẩu Trung Quốc” ngày 21/1/2022, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, Công ty không chịu nhiều tác động trực tiếp từ đợt ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất những ngày qua.
Chánh Thu đã có hơn 20 năm xuất khẩu sang Trung Quốc, có nhiều bài học kinh nghiệm trong giao thương mua bán để có được an toàn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp khi sức tiêu thụ giảm, đứt gãy chuỗi liên kết.
Những doanh nghiệp đang xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, cần thay đổi mạnh mẽ. Vấn đề ở đây là, nông sản của Việt Nam có đáp ứng được các tiêu chuẩn Trung Quốc đặt ra hay không?
“Thị trường Trung Quốc thực tế còn khó hơn thị trường Mỹ, phải thay đổi tư duy Trung Quốc là thị trường “dễ tính”. Tôi mong điều này được lan tỏa mạnh mẽ để Chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nông dân thay đổi, tạo tính chủ động về nguồn hàng. Đây là thời điểm tốt nhất để nông sản Việt Nam thay đổi chiến lược nhằm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới”, bà Vy nói.
Cũng đặc biệt nhấn mạnh Trung Quốc không phải là thị trường “dễ tính”, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) nêu rõ: phía Trung Quốc đã thay đổi tiêu chuẩn kiểm soát an toàn thực phẩm từ năm 2015 ngang bằng với châu Âu.
Vì vậy, Việt Nam cần thay đổi từ khâu sản xuất tới đàm phán, thương mại. Trong quan hệ xuất khẩu sang Trung Quốc cần chuyển mạnh từ tiểu ngạch sang chính ngạch; cần những doanh nghiệp tiên phong, “đầu tàu” đảm bảo các yêu cầu. Thậm chí phải xác định, có những sản phẩm mất tới 9 – 10 năm mới đàm phán được khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trước mắt, cần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu; qua đó, tăng đơn hàng xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch theo mùa vụ.
“Về lâu dài cần hoàn thiện đồng bộ các giải pháp từ chính sách, việc hợp tác, đàm phán với đối tác, cơ quan chức năng của Trung Quốc, phát triển hạ tầng thương mại...”, ông Nguyễn Văn Tiến nói.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ameii Việt Nam chia sẻ thêm, Công ty hiện đang có quan hệ giao thương với 25 quốc gia.
“Thời gian vừa qua, ngày nào chúng ta cũng nghe đến câu chuyện ùn ứ nông sản ở cửa khẩu. Để không rơi vào tình trạng này, chúng tôi luôn phải chủ động và hoàn hiện về mặt quy trình sản xuất, xuất khẩu”, ông Tiến nói.
Qua tiếp cận dễ thấy, hiện nhiều doanh nghiệp quen xuất khẩu tiểu ngạch, cảm thấy xuất khẩu chính ngạch còn mới. Việc thay đổi không thể diễn ra trong “một sớm một chiều” nhưng các đơn vị cần từng bước đổi thay để tránh rủi ro.
“Đa phần hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch đều có bóng dáng thương nhân Trung Quốc sang đặt hàng. Doanh nghiệp Việt cần tăng tính chủ động, đảm bảo có thể tìm kiếm được khách hàng chính thống chứ không thể phụ thuộc thương nhân Trung Quốc”, ông Tiến bày tỏ quan điểm.
Đối với vấn đề ùn tác nông sản trong nhiều năm gần đây, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của khoa học công nghệ và công tác dự báo.
“Câu chuyện về con giống, đầu vào, quá trình canh tác, nuôi trồng, chế biến, logistics... đều liên quan đến khoa học công nghệ. Xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng nhanh, Bộ Khoa học và Công nghệ nên đề xuất Chính phủ xây dựng 1 chương trình về khoa học công nghệ đối với xuất khẩu nông sản”, lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam nói.
Về dài lâu, ông Nam cho rằng Việt Nam cần xây dựng chiến lược quốc gia về xuất khẩu nông sản. Trong đó, chiến lược quy định rõ việc tổ chức thực hiện, các cơ quan tham gia dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn từ đó có những giải pháp bài bản hơn.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics