Thay đổi tư duy để xuất khẩu nông sản bằng đường biển hiệu quả
Xuất khẩu đường biển, tìm thị trường mới cho thanh long Việt | |
Khẩn cấp trao đổi với tỉnh Quảng Tây tháo gỡ ùn tắc nông sản | |
Đẩy mạnh chuyển đổi số, xuất khẩu nông sản “nhắm” 49 tỷ USD năm 2022 |
Trong 3 tháng đầu năm, thanh long, mít, bưởi, chuối, xoài… là những loại cây ăn quả chịu áp lực tiêu thụ lớn nhất. Nguồn: Internet |
Sau thanh long đến mít cần hỗ trợ tiêu thụ
Phát biểu tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 20 với chủ đề: "Thúc đẩy liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả" ngày 13/1/2022, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, so với khu vực phía Bắc, lợi thế của phía Nam là cho cây ăn quả, rau quanh năm.
Trong đó, thanh long là cây cho sản lượng cao nhất (1,4 triệu tấn/năm). Sau đó là chuối (hơn 1 triệu tấn), xoài (hơn 800.000 tấn), sầu riêng (hơn 600.000 tấn).
Về cơ cấu, sản lượng cây ăn quả ở ĐBSCL chiếm hơn 50% tổng sản lượng phía Nam. Tuy nhiên, khu vực này còn ít cơ sở chế biến, chủ yếu xuất khẩu ở dạng quả tươi, thậm chí một số vùng chưa có sơ chế cơ bản.
“Suốt một tuần qua, Cục Trồng trọt liên tục cập nhật, theo dõi sản lượng các loại cây ăn quả; đề nghị các tỉnh phía Nam theo dõi để chủ động liên kết tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm”, ông Tùng nói.
Lãnh đạo Cục Trồng trọt phân tích, trong 3 tháng đầu năm, thanh long, mít, bưởi, chuối, xoài… là những loại cây ăn quả chịu áp lực tiêu thụ lớn nhất. Sau thanh long, mít có thể sẽ cần hỗ trợ tiêu thụ. Để giải quyết việc tiêu thụ một cách căn cơ, lãnh đạo Cục Trồng trọt đề xuất phương án quy hoạch theo tiểu vùng.
Lấy ví dụ về cây mít, ông Tùng nêu, ĐBSCL có sản lượng chiếm khoảng 80%. Do đó, những tiểu vùng khác có thể chuyển cây trồng khác, thay vì tập trung vào mít.
“Trái cây của Việt Nam hiện thiếu đồng đều cả về chất lượng lẫn kích thước. Bên cạnh các vấn đề liên quan tới kiểm dịch thực vật cũng như an toàn thực phẩm, người sản xuất phải nắm chắc yêu cầu của doanh nghiệp liên kết cũng như thị trường xuất khẩu”, ông Tùng nhấn mạnh.
Một số đề xuất của Cục Trồng trọt cho các tỉnh phía Nam là: dự báo sản lượng, chất lượng, đồng thời đánh giá, cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói; xây dựng kết hoạch tiêu thụ; kết nối doanh nghiệp liên kết sản xuất; đẩy mạnh công nghệ chế biến, nhất là chế biến sâu.
“Để tránh rơi vào tình trạng chữa cháy như thời gian qua, sau khi trái cây đã thu hoạch, các cơ quan quản lý nhà nước phải phối hợp chặt chẽ với địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân lên kế hoạch trước ít nhất 3 tháng”, ông Tùng nói.
Tính kỹ vấn đề container lạnh
Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tập trung ở Móng Cái (Quảng Ninh), Lạng Sơn và Lào Cai. Ưu điểm của việc xuất khẩu qua đường bộ là phù hợp với số lượng nhỏ, cơ động, từ nhà vườn lên thẳng biên giới. Nhược điểm là năng lực thông quan thấp, dễ bị ùn tắc khi vào chính vụ.
“Việc ùn tắc hiện nay do tác động kép gồm trái cây vào vụ và Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng hóa để phòng chống Covid-19”, ông Trần Thanh Hải nêu vấn đề.
Ở góc độ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu phân tích, đối với đường biển, Việt Nam xuất hàng hóa, nông, thủy sản cần sử dụng container lạnh.
Ngược lại, Việt Nam nhập hàng khô từ Trung Quốc bằng container thường nên gây ra mất cân đối, thiếu vỏ container lạnh, bắt buộc phải nhập vỏ container lạnh rỗng từ Trung Quốc hoặc từ những nơi khác về.
Bên cạnh đó, hàng hóa vận chuyển bằng container lạnh đòi hỏi phải có ổ cắm điện trên tàu cũng như ở cảng, bãi để duy trì nhiệt độ thấp. Khi nhu cầu xuất khẩu cao, số lượng ổ cắm điện sẽ không đủ để đáp ứng. Đây là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tính toán theo hướng lâu dài.
Ông Trần Thanh Hải thông tin, tháng 11/2021, Việt Nam xuất khoảng 1.400 container lạnh từ TPHCM đi Trung Quốc; tháng 12/2021 tăng lên trên 4.000 container.
Nhu cầu vận chuyển dịch chuyển đến từ việc ùn tắc đường bộ nên các doanh nghiệp chuyển sang đường biển. Đó là tín hiệu đáng mừng vì các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm chuyển sang đường biển.
“Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của vận tải biển trên toàn thế giới, các chủ tàu thường ưu tiên hàng khô hơn hàng lạnh vì hàng khô giá trị cao hơn, lại không phải bảo quản nghiêm ngặt như hàng lạnh”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thông tin thêm.
Theo đó, để có thể chuyển đổi xuất khẩu từ đường bộ sang đường biển một cách hiệu quả, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, người nông dân cũng như người tiêu dùng Việt Nam cần thay đổi tư duy.
“Bên cạnh đó phải thay đổi khách hàng, thiết lập lại mạng lưới bán hàng. Thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt đã khai thác tốt đường biển, nhưng một số chủ hàng ngại thay đổi nên vẫn chấp nhận rủi ro đưa hàng đi đường bộ. Để mở tuyến hoặc nâng cấp tuyến hiện có đi Trung Quốc, hãng tàu cần có sự cam kết ổn định về lượng hàng”, ông Trần Thanh Hải nói.
Ông Hải cho rằng các địa phương cần phát huy hơn nữa sự chủ động trong thông tin, hướng dẫn cho nông dân và thương lái để thay đổi phương thức giao dịch theo hướng bền vững, ổn định, giảm rủi ro; đồng thời cần kết nối từ sớm, từ xa, quy hoạch các kho lạnh, kho mát cho nông sản. “Đây là lúc để nông dân, thương lái, doanh nghiệp quyết định thay đổi và Covid-19 là một áp lực, một chất xúc tác cho quá trình thay đổi này”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Tin liên quan
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Chiếu xạ Toàn Phát đủ điều kiện chiếu xạ xoài và nhãn tươi xuất khẩu sang Úc
13:54 | 29/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Lạng Sơn: Đề xuất chia sẻ dữ liệu với Nền tảng cửa khẩu số để tạo thuận lợi xuất khẩu nông sản
08:55 | 25/05/2024 Hải quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics