Nhập siêu từ Trung Quốc lấn lướt, nhập khẩu từ thị trường “công nghệ nguồn” èo uột
![]() | Nhập khẩu thuốc từ Trung Quốc tăng 242% |
![]() | Xuất siêu sang Mỹ, nhập siêu từ Trung Quốc |
![]() |
Trong thời kỳ 2011-2020, châu Á luôn là khu vực dẫn đầu về nhập khẩu của Việt Nam với mức kim ngạch nhập khẩu cao qua các năm. Ảnh: Huy Khâm. |
Theo Bộ Công Thương, thời kỳ 2011-2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt khoảng 1.806,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,0%/năm.
Tăng trưởng xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu trong thời kỳ 2011-2020 đã giúp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. Mức nhập siêu năm 2011 là gần 10 tỷ USD, nhưng từ năm 2012 đến nay, cán cân thương mại đổi chiều, thặng dư liên tục (trừ năm 2015, có mức thâm hụt trị giá 3,55 tỷ USD).
Giai đoạn 2016- 2020 ghi nhận hoàn toàn xu hướng xuất siêu với mức xuất siêu năm 2020 đạt khoảng 19,9 tỷ USD-đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp đạt xuất siêu với mức thặng dư năm sau cao hơn năm trước và là mức xuất siêu kỷ lục trong thời gian qua.
Về thị trường nhập khẩu, đại diện Bộ Công Thương nêu rõ, trong thời kỳ 2011-2020, châu Á luôn là khu vực dẫn đầu về nhập khẩu với mức kim ngạch nhập khẩu cao qua các năm. Tỷ trọng bình quân cả hai giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Nhập khẩu từ thị trường châu Âu duy trì thị phần khoảng 8,3% trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, giai đoạn 2016-2020, thị phần nhập khẩu của Việt Nam từ châu Âu có xu hướng giảm và chỉ còn chiếm thị phần 7,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam…
Đáng chú ý, trong thời kỳ 2011-2020, có một số thay đổi thị phần của các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trung Quốc đã tăng thị phần cung cấp cho Việt Nam từ 23% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2011 lên 32,1% năm 2020 và trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Trong số những thị trường cải thiện mạnh mẽ cung cấp cho Việt Nam, Hàn Quốc cũng tăng thị phần, từ mức 12,3% năm 2011 lên 17,9% năm 2020, trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng cải thiện thị phần từ 4,2% năm 2011 lên 5,2% năm 2020.
Trong khi đó, các thị trường có thị phần giảm mạnh nhất thời kỳ 2011- 2020 phải kể tới là: Nhật Bản đã giảm tỷ trọng từ 9,7% năm 2011 xuống 7,8% năm 2020; thị phần của Singapore đã giảm xuống từ 6% năm 2011 xuống chỉ còn 1,4% năm 2020.
“Có thể thấy xu hướng chuyển dịch nhập khẩu tích cực là việc tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Đức, Hàn Quốc, Ailen và giảm nhập khẩu từ thị trường trung gian Singapore, Đài Loan...”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Bên cạnh yếu tố tích cực, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, không ít lần PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, việc tăng thị phần quá lớn của Trung Quốc, hay sự giảm mạnh thị phần nhập khẩu từ những thị trường “công nghệ nguồn” như Nhật Bản là những xu hướng chuyển dịch thị trường nhập khẩu cần đặc biệt chú ý.
Chính Bộ Công Thương cũng nhận định, chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu chưa thực hiện được các mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất khẩu nhập hàng hoá thời kỳ 2011-2020 về mức độ đa dạng hóa và tăng nhập khẩu từ các thị trường “công nghệ nguồn”.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là châu Á với việc nhập siêu từ khu vực thị trường này (nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN như Singapore và Thái Lan). Trong khi đó, EU và Bắc Mỹ là những thị trường “công nghệ nguồn” thì tỷ trọng nhập khẩu còn quá nhỏ và Việt Nam lại xuất siêu sang những thị trường này.
Thời kỳ 2011-2021, Việt Nam nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu và phục vụ các dự án đầu tư trong nước. Theo đó, nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu thường chiếm tỷ trọng khoảng 53,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2015 đã giảm xuống còn khoảng 50% trong giai đoạn 2016-2020. Nhóm máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng với biên độ tỷ trọng ở khoảng 36 - 37% trong giai đoạn 2011- 2015 đã tăng lên đạt tỷ trọng khoảng 43 - 44% giai đoạn 2016-2020. Nhập khẩu hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2016-2020 ở mức 9,2%, tăng so với mức 9,0% giai đoạn 2011-2015. |
Tin liên quan

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn
15:27 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD
15:00 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I
10:23 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn
10:14 | 18/04/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động
21:26 | 17/04/2025 Xu hướng

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng
15:08 | 17/04/2025 Xu hướng

Quý I, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
20:16 | 16/04/2025 Xu hướng

Phổ biến quy định về nhập khẩu vải thiều trong vụ mới
15:24 | 16/04/2025 Xu hướng

Ớt, chanh leo, tổ yến chính ngạch sang Trung Quốc
10:15 | 16/04/2025 Xu hướng

Mở rộng danh mục tổ chức được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam
15:33 | 15/04/2025 Xu hướng

Bưởi của Việt Nam chính thức vào siêu thị Hàn Quốc
15:30 | 15/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS) Quy mô xuất khẩu quý I của 34 địa phương dự kiến sau sáp nhập
14:19 | 15/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ
16:16 | 14/04/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

4.311 công chức, người lao động trong ngành Thuế nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Cần mạnh tay xử lý nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan thuế tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Xử lý tờ khai hải quan áp dụng thuế GTGT chưa đúng

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản
