Xuất khẩu gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam |
Ông đánh giá như thế nào về khả năng tăng trưởng của XK gỗ trong cả năm nay khi dịch Covid-19 gây ra những khó khăn rất lớn?
- 4 tháng đầu năm nay, XK toàn ngành đạt 3,2 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Bối cảnh dịch còn kéo dài, tuy nhiên trong năm 2020 ngành gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số. Đó là bởi, thị trường đồ gỗ, đặc biệt là những sản phẩm cốt lõi có doanh số nhiều tỷ USD đang có sự chuyển dịch về Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình đại dịch tại Việt Nam đã khống chế cơ bản tốt, tạo ra sức hút đầu tư và nhu cầu mua hàng lớn đối với Việt Nam. Thế giới cũng đang có chính sách sống chung với dịch, đang mở cửa dần thị trường.
Hiện tại, các DN đang tích cực chuyển đổi vào những sản phẩm cốt lõi, những mặt hàng có số lượng lớn và không ít DN hiện nay đang sản xuất rất rầm rộ, làm không hết đơn hàng dù đang trong mùa dịch.
Theo ông, trong bối cảnh dịch còn kéo dài, để có thể xoay xở vượt qua giai đoạn khó khăn, các DN cần tập trung vào giải pháp nào?
- Tôi cho rằng DN cần xây dựng tốt chiến lược về sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược về khách hàng. Khi thế giới sống chung với đại dịch thì bộ sản phẩm dùng cho sân vườn gia đình, sản phẩm dùng cho nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ (chiếm 60% đồ gỗ cho gia đình người Mỹ) được ưu tiên số 1 và cũng là sản phẩm có nhu cầu cực lớn trên thế giới. Thực tế là các nhà máy sản xuất và xuất hàng ổn định, làm không kịp hàng để giao, đơn hàng liên tục đổ về chính là đi theo những dòng sản phẩm này. Ngoài ra, viên nén và ván dán cũng là những sản phẩm thế giới có nhu cầu cao (4 tháng đầu năm XK viên nén đạt 108,2 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước).
Với xây dựng chiến lược về thị trường khách hàng, Việt Nam chào hàng vào các thị trường khống chế dịch tốt hoặc đang hoặc vẫn mở cửa thị trường (Australia, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Mỹ,…). Đây cũng là những thị trường lớn tiêu thụ đồ gỗ của Việt Nam cho cả trước mắt và lâu dài cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ là thị trường đứng đầu XK của Việt Nam, đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 48% tổng giá trị XK, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Các DN cần tham gia tích cực vào các hoạt động của hiệp hội như Bình Dương đang tổ chức các khóa đào tạo bán hàng online (qua các trang mạng Amazon, Alibaba,…), đồng thời tích cực thay đổi về kỹ năng bán hàng, yêu cầu về nhãn mác, bao bì đóng gói để bán hàng online.
Ông có cho rằng, khi thị trường thế giới có nhiều biến động, thị trường nội địa sẽ là mảnh đất mà các DN nên tập trung khai thác?
- Không lúc nào bằng lúc này các DN cần đẩy mạnh sản xuất, phát triển mẫu mã chiếm lĩnh thị trường trong nước. Chuỗi cung ứng đứt gãy mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước. Do vậy, các nhà máy với khả năng sẵn có liên kết với chuỗi cung ứng trong nước cũng là tiền đề thay đổi văn hóa tiêu dùng của người dân, từ thích dùng gỗ rừng tự nhiên chuyển sang gỗ công nghiệp với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong cách mới. Điều này giúp DN chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện các đơn hàng tạo niềm tin cho khách hàng và cũng là điều khách hàng mong muốn.
Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, XK gỗ Việt, ông có kiến nghị, đề xuất gì tới các bộ, ngành, cơ quan quản lý?
- Để ngành gỗ phát triển bền vững, các DN rất cần sự hỗ trợ tích cực kịp thời của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và địa phương. Sự hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước mà các DN cần đó là chính sách.
Cụ thể, các bộ ngành có chính sách hữu hiệu để giảm lãi vay vốn, hỗ trợ các DN cấu trúc lại nhà máy, thay đổi công nghệ, để đầu tư sản xuất những sản phẩm có tính chiến lược nhu cầu cao của thế giới. Bên cạnh đó, cần có chính sách xã hội hóa về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ, tìm mọi giải pháp để tạo ra mối liên kết (có tính chất định hướng) giữa nhà trường và một số DN lớn để đào tạo.
Về vấn đề xây dựng thương hiệu, chúng ta đang thiếu trung tâm triển lãm quốc tế đủ tầm để tổ chức các sự kiện quảng bá gỗ Việt. Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, trung tâm sản xuất đồ gỗ miền Đông Nam Bộ dành quỹ đất để xây dựng một trung tâm triển lãm xứng tầm quốc tế. Hiện tại, các trung tâm của ta quá nhỏ, thiếu, phải xếp hàng chờ lịch nhưng giá cả cũng rất đắt đỏ.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA): Tín hiệu lạc quan ngay trong “bóng đen” đại dịch Trên thực tế, DN không phải không tìm thấy những tín hiệu lạc quan ngay trong “bóng đen” của dịch Covid-19. Trong thời gian cách ly xã hội, người dân ở nhà nhiều nên nhu cầu đồ trang trí mỹ nghệ và đồ tiêu dùng khác tăng. Đây là cơ hội để chuyển dịch ngành hàng và DN Việt cần có sự chuẩn bị chu đáo. Nhiều DN Trung Quốc đóng cửa từ đầu năm, khi khởi động lại sẽ chậm hơn so với DN Việt Nam vẫn duy trì đà sản xuất. Về lâu dài, DN phải làm lại chiến lược về kinh doanh, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng… Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: DN cần tập trung nguồn lực, chủ động ký kết các hợp đồng mới Năm 2020, ngành chế biến gỗ đặt mục tiêu XK đạt 12,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi dự kiến tổ chức hội nghị chế biến, XK cùng với hội chợ quốc tế. Tuy nhiên, dịch Covid -19 đã khiến kế hoạch phải tạm dừng. Dự báo, nguy cơ tăng trưởng XK trong thời gian tới còn giảm sâu sau khi đạt kết quả không như mong đợi trong 4 tháng đầu năm. Trong thời gian tới để khôi phục lại sản xuất, các DN phải chủ động sản xuất nhanh, tập trung có hiệu quả nguồn lực của DN, chủ động kết nối với các nhà cung ứng nước ngoài, chủ động ký kết các hợp đồng mới. Hiện nay, có một số DN đã năng động để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của một số quốc gia, cần tiếp tục phát huy những nhân tố này. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics