Cân bằng lợi ích là mấu chốt đảm bảo tính bền vững cho xuất khẩu lâm sản
Doanh nghiệp gỗ chung tay, chính thức ra mắt Quỹ Việt Nam xanh | |
Xuất khẩu lâm sản cả năm nắm chắc 12 tỷ USD | |
Xuất khẩu lâm sản tăng trưởng hơn 20% |
GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT). |
Nhiều năm nay, tăng trưởng XK gỗ và lâm sản duy trì tốc độ trên 2 con số, trung bình khoảng 15-20%. 4 tháng đầu năm 2021, trong nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản, XK lâm sản cũng có mức tăng trưởng cao tới gần 51% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,33 tỷ USD. Ông đánh giá như thế nào về những kết quả XK khả quan này?
Thời gian qua, tăng trưởng XK mạnh mẽ là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của toàn ngành. Đà XK đang phát triển tốt, đây không phải là kết quả của một năm, của riêng ngành, mà là của cả quá trình và của cả hệ thống. Khát vọng mang tính kế thừa giữa các thế hệ và sự đồng thuận của DN, nông dân với sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo ra được những sản phẩm gây được lòng tin trên thị trường quốc tế.
Có thể nói, chuỗi giá trị lâm sản đã có độ bền vững nhất định. Dịch Covid-19 năm 2020 cũng không làm chuỗi bị đứt đoạn, XK vẫn tăng trưởng. Điều đó thể hiện rất rõ sự vượt khó vươn lên của các DN chế biến, XK gỗ và lâm sản.
Ngoài ra, phải khẳng định rằng, Việt Nam đang hình thành một nền kinh tế lâm nghiệp XK gắn với bảo tồn thiên nhiên và vì lợi ích, sinh kế lâu dài của cộng đồng. Chúng ta đã đóng cửa rừng tự nhiên. Chúng ta hoàn toàn có niềm tin để tiếp tục phát triển kinh tế lâm sản XK mạnh mẽ. Đây là chuỗi giá trị mong đợi. Điều cần quan tâm nhiều trong thời gian tới là việc phân bổ lợi ích, phân bổ giá trị gia tăng cần kích thích hơn cho các đối tượng ở khâu cung ứng.
Thời gian gần đây, ngành gỗ Việt Nam phải đối mặt khá nhiều vụ việc điều tra liên quan đến chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá từ các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc. Ông có cho rằng, việc phụ thuộc XK quá nhiều vào một số thị trường, đặc biệt là Mỹ, thể hiện cơ cấu thị trường XK ngành gỗ hiện nay chưa hợp lý, có thể gây ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển?
Mỹ và các nước khác đều có quy định pháp luật rõ ràng đối với vấn đề phòng vệ thương mại. Khi XK mặt hàng gỗ vào Mỹ tăng trưởng quá nhanh trên 2 con số, có thể sản phẩm sẽ thuộc diện điều tra.
Năng lực sản xuất ngành chế biến, XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng. Trong khi đó, nhu cầu của Mỹ rất lớn, 2 yếu tố cộng hưởng vào khiến tăng trưởng XK gỗ và lâm sản của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 2 con số trong thời gian qua. Năm 2020, trị giá XK sang Mỹ chiếm 56% tổng trị giá XK toàn ngành, quý 1/2021 con số này là trên 60%. Đây là sự cộng hưởng chưa thật sự bền vững trong giai đoạn hiện nay khi trong 150 thị trường XK gỗ và lâm sản, riêng thị trường Mỹ đã chiếm tỷ trọng trên 60%.
Ông có khuyến cáo gì cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến, XK gỗ Việt Nam nhằm hài hoà, cân bằng hơn trong câu chuyện phát triển thị trường xuất khẩu?
Phải khẳng định rằng, thị trường Mỹ có sức tiêu thụ lớn, nhu cầu lớn nên chiếm thị phần cao trong XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là điều dễ hiểu, thuận mua vừa bán theo kinh tế thị trường. Mỗi thị trường có yêu cầu khác nhau với sản phẩm. Khi sản phẩm đã sản xuất ra phù hợp với thị trường Mỹ, DN cũng không thể chờ đợi thị trường khác hay thị hiếu mới được.
Tuy nhiên, đúng là cơ cấu thị trường hiện nay chưa hẳn hợp lý và có thể ảnh hưởng đến tính bền vững trong trong tương lai. Việt Nam luôn biết điều này và đây sẽ là bài toán được cải thiện trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng phê duyệt ngày 1/4/2021, cũng đề cập tới vấn đề này.
Trên thực tế thời gian qua, ngành lâm nghiệp cũng đã nỗ lực, có những cảnh báo, khuyến cáo DN nên đa đạng hóa, mở rộng thị trường, thúc đẩy XK sang đối tác khác có tiềm năng với dòng gỗ hợp pháp. Điều này sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới.
Theo ông, đâu là giải pháp căn cơ giúp phát triển bền vững ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến, XK gỗ nói riêng trong tương lai?
Phát triển lâm nghiệp giống như phát triển một hệ sinh thái, chưa kể đến việc hệ sinh thái này nằm trong hoặc được đan xen với hệ sinh thái khác. Tôi cho rằng, cân bằng là cái gốc của tính bền vững. Có nhiều điểm cân bằng tùy thuộc vào thành phần, số lượng của các thành tố, chỉ số mà chúng ta quan tâm. Chẳng hạn, cơ cấu về loài cây, loại rừng, sản phẩm, hợp tác xã, DN, thị trường XK hay sự phân bố độ che phủ của rừng trên lãnh thổ, tương quan giữa chi phí với lợi ích, giữa chất lượng cuộc sống người dân với tăng trưởng của ngành, kết cấu giá trị trong một sản phẩm lâm nghiệp,... đều có liên quan đến đặc tính cân bằng. Đây là một đặc tính quan trọng của hệ sinh thái.
Sự phát triển của toàn ngành không hẳn chỉ nhìn vào con số tăng trưởng XK mà còn phải nhìn vào phân bổ giá trị được tạo ra trong từng đoạn của chuỗi. Có thể thấy hiện nay, vùng rừng núi, trung du nước ta, nơi gắn với đông đảo người nông dân còn nhận được ít giá trị gia tăng. Xuất phát ở đầu chuỗi cung ứng thường là những đối tượng dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, biến đổi khí hậu.
Cải thiện điều đó không hẳn làm mất đi lợi ích của các đối tượng ở những khâu sau trong chuỗi, như ở khâu chế biến hay tiêu thụ mà là nâng cao giá trị ở chính khâu cung ứng, kết hợp với cơ chế đảm bảo sự hài hoà, bình đẳng, đảm bảo cho phát triển cao hơn và bền vững cho cả chuỗi. "Cơ chế" này phụ thuộc vào năng lực của toàn bộ cũng như của từng thành viên trong chuỗi giá trị. Chuỗi đó là một trong những biểu hiện của sự hợp tác, liên kết sản xuất hướng đến thị trường. Nói cách khác, chuỗi có khả năng tự cân bằng, tự điều hòa, nhưng việc Nhà nước hỗ trợ, kích thích để nâng cao khả năng này của chuỗi, là rất cần thiết, mang tính trách nhiệm.
Liên quan tới phân bổ, cân bằng hài hoà yếu tố lợi ích này, việc hoàn thiện thể chế đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, Nghị định về một số chính sách lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 đang được hoàn thiện, dự kiến trình Chính phủ trong quý 3/2021 và có thể được ban hành vào quý 4/2021. Nghị định này sẽ đề cập tới chính sách tương đối toàn diện, đầy đủ trong phát triển lâm nghiệp, trong đó có những tác động nhằm hài hoà lợi ích toàn chuỗi giá trị. Nghị định tác động tới hầu hết đối tượng trong chuỗi, trong đó có bảo vệ, phát triển rừng gắn với nông hộ; chính sách về chế biến, thương mại lâm sản; quy định về điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thống kê và quản lý về cơ sở dữ liệu; chính sách để huy động nguồn lực xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
15:20 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics